Tiểu Luận Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải x

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​ Quá trình học tập và nghiên cứu Bộ Tư Bản của C.Mác chính là nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy. Trong xã hội tư bản lúc bấy giờ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự phát triển cao của sản xuất hàng hóa không chỉ về lượng, mà còn về chất so với các phương thức sản xuất trước đó; ngoài lượng hàng hóa khổng lồ mà nó tạo ra, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa còn làm xuất hiện loại hàng hóa mới- đó là hàng hóa sức lao động. Và khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với đó là sự xuất hiện quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân làm thuê. Bản chất mối quan hệ này thể hiện ở chỗ nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do người công nhân làm thuê tạo ra. Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành thu nhập của nhà tư bản và tập đoàn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trọng tâm học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác- một trong những phát minh vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác- xoay quanh vấn đề “hòn đá tảng” này trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bắt đầu từ sản xuất hàng hóa trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ hàng hóa và tiền tệ, C.Mác đã chỉ ra cho chúng ta thấy được quá trình sản xuất hàng hóa phát triển để tiền tệ chuyển hóa thành Tư bản phải thông qua quá trình lưu thông. Lưu thông hàng hóa là khởi điểm của tư bản. Sản xuất hành hóa và lưu thông hàng hóa phát triển là quá trình sản xuất xã hội tạo ra giá trị thặng dư cho nhà Tư bản, đó chính là tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của Tư bản. 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu. Ở quyển 1 của bộ Tư bản, C.Mác tập trung nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, tập trung nghiên cứu về mối quan hệ hàng hóa và tiền tệ, thông qua đó làm rõ vai trò của lưu thông trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong phần thứ nhất của quyển này, Mác đã nghiên cứu những vấn đề chung nhất của sản xuất hàng hóa, vấn đề này chỉ được phát triển đầy đủ nhất trên cơ sở của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao của sản xuất hàng hóa, lưu thông hàng hóa là điểm xuất phát của tư bản. Cái tiền đề lịch sử cho tư bản ra đời là nền sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa đã phát triển. Mác nghiên cứu lưu thông của tư bản bắt đầu từ công thức chung của tư bản: T – H – T’ ở phần thứ hai, giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản và rút ra kết luận tư bản vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông. Từ việc giải quyết mâu thuẫn đó, đã xuất hiện trên thị trường hàng hóa một loại hàng mới là sức lao động, nhà tư bản mua hàng hóa này và tiêu dùng nó, đã tạo ra giá trị thặng dư. Đây là phần quan trọng và có tính chất quyết định trong bộ Tư bản, vì ở đây Mác đặt cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...