Tiểu Luận Ttrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG . 3

    1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi

    thường thiệt hại trong dân sự

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của

    trách nhiệm bồi thường thiêt hại.

    1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường

    thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín.

    2. Các yêu cầu trong việc xác định trách nhiệm

    bồi thường thiệt hại

    2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra

    2.2. Phải có hành vi trái pháp luật

    2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại

    2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

    3. Các hình thức và mức độ bồi thường

    4. Bồi thường thiêt hại có mối quan hệ chặt chẽ

    với lợi ích công bằng xã hội

    5. Thực trạng áp dụng pháp luật về BTTH do xâm

    phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong những

    năm qua

    6. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng

    pháp luật

    7. Ý nghĩa của việc bồi thương thiệt hại

    KẾT LUẬN 19

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 20



    LỜI MỞ ĐẦU

    Bộ luật dân sự Việt Nam lần đầu tiên ra đời đã bao quát được một số lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội, đó là giao lưu dân sự của các chủ thể. Bên cạnh việc xây dựng chuẩn mực chủ thể pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bộ luật dân sự còn hạn chế những tranh chấp, tiêu cực trong quan hệ dân sự làm lành mạnh các quan hệ xã hội bằng những quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự. Những quy định này nhằm mục đích tạo ra cơ chế hữu hiệu nhất giúp cho những chủ thể có đủ cơ sở để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình, cũng như có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm.

    Luật dân sự điều chỉnh những mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản luôn luôn tồn tại trong xã hội chúng ta. Để đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng. Quyền nhân thân điều 24 bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung như sau: "Là quyền dân sự gắn kết với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác ". Và điều 37 bô luật dân sự 2005 đã ghi nhận: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Như vậy khi quyền nhân thân của cá nhân nói chung hay quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại nói riêng sẽ được pháp luật bảo vệ và nếu ai đó xâm phạm một cách trái pháp luật đối với cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) cho cá nhân bị xâm phạm theo quy định của pháp luật.

    Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của bộ luật dân sự và xác định trong khoa học pháp lý những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý một cách thống nhất về TNBTTH trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một việc làm hết sức cần thiết. Tất cả những lý do trên nói lên tính cấp thiết của đề tài "trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác" mà em đã chọn và trình bày trong bài tập học kì này.

    MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Theo quy định chung của BLDS Việt Nam thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là TNBTTH do có hành vi trái pháp luật. Đây là một chế định rất đa dạng và khá phức tạp trong luật dân sự. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về TNBTTH do có hành vi trái pháp luật trong luật dân sự và chỉ đi sâu làm rõ về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân trong xã hội. Đồng thời đánh giá thực tiễn việc xét xử của ngành Tòa án nhân dân trong lĩnh vực này, để đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLDS.

    Để đạt được mục đích trong phạm vi nghiên cứu đó, đề tài tập chung giải quyết các nhiệm vụ:

    Thứ nhất, nghiên cứu làm sang tỏ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý và những căn cứ làm phát sinh TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

    Thứ hai, tìm hiểu những điều kiện cơ bản để xác định TNBTTH được quy định trong BLDS.

    Thứ ba, phân tích thực trạng công tác xét xử của ngành tòa án nhân dân trong việc áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các tranh chấp về BTTH do có hành vi trái pháp luật, tìm ra những vướng mắc, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.



    KẾT LUẬN

    Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân nó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nó gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Vì thế, bất kì chủ thể nào trong xã hội có hành vi xâm phạm bất hợp pháp quyền nhân than của người khác thì người bị xâm phạm có quyền yều cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Khi nghiên cứu một số vấn đề về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một đề tài không phải là mới nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và em cũng đã cố gắng hết sức trong quá trình làm bài, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể từng bước hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...