Tài liệu TTHQĐT đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: TTHQĐT đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA BIÊN GIỚI
    1.1. Một số khái niệm chung
    1.1.1. Khái niệm TTHQĐT
    HQ là công cụ hành pháp mà bất cứ một Nhà nước nào cũng đều phải tổ chức, thành lập ra để bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Nhưng tùy theo t́nh t́nh chính trị, hoàn cảnh lịch sử cũng như điều kiện kinh tế – xă hội và các mối quan hệ giữa các quốc gia, các khu vực trong từng giai đoạn mà chức năng, nhiệm vụ, h́nh thức tổ chức hay phạm vi hoạt động, vị trí trong hệ thống bộ máy Nhà nước có thể khác nhau nhưng xét về tính chất cơ bản, HQ các nước đều là công cụ quan trọng, nằm trong hệ thống bộ máy hành pháp của Nhà nước, thực hiện chức năng quản lư Nhà nước về HQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
    “HQ” là cụm từ được phiên dịch từ chữ Hán, theo đó có thể hiểu HQ là cơ quan Nhà nước phụ trách việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa, vật phẩm và phương tiện vận tải được phép đưa vào, đưa ra khỏi lănh thổ quốc gia, và thu thuế quan các loại động sản này. Trên thế giới, đă có rất nhiều quốc gia sử dụng cụm từ này, nhưng ít người biết được rằng từ “HQ” có nguồn gốc từ từ “Douane” của người Ai Cập ngay từ khi Nhà nước của quốc gia này h́nh thành. Sau đó từ này được Latinh hóa, các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia Pháp ngữ sử dụng. Nó có nghĩa là “thu quốc gia”. Người Hy Lạp và các quốc gia nói tiếng Đức gọi nó là “Zoll” cùng với nghĩa như thế. Các nước trong khối liên hiệp Anh gọi nó là “Customs” - “tập quán”. Người Nga và các quốc gia Slavơ gọi là Tamoshnia. Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Ma Cao, Việt Nam gọi là HQ – theo nghĩa đơn giản là cửa biển [17], [20], [38].
    Theo định nghĩa tại Chương 2 Công ước quốc tế Kyoto về đơn giản hóa và kết hợp hài ḥa hóa các TTHQ của Tổ chức HQ Thế giới (WCO): “TTHQ là tất cả các hoat động tác nghiệp mà bên hữu quan và HQ phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ Luật HQ”.
    Theo quy định tại Điều 4 Luật HQ Việt Nam năm 2001 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 42/2005/QH11 của Quốc hội (sau đây gọi chung là Luật HQ năm 2001): “TTHQ là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về HQ đối với hàng hóa và phương tiện vận tải”.
    Với luồng hàng hóa, phương tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh ngày càng nhiều đ̣i hỏi thời gian và công sức làm việc của công chức HQ cũng phải tăng lên. TTHQ truyền thống liệu có đáp ứng được nhu cầu ấy? Với tŕnh độ CNTT của nước ta phát triển như hiện nay th́ việc thay đổi phương thức làm việc là điều tất yếu trong tất cả các ngành và không ngoại trừ ngành HQ.
    Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thực hiện thí điểm TTHQĐT (Thông tư số 222/2009/TT-BTC) đă đưa ra khái niệm về TTHQĐT như sau:TTHQĐT là TTHQ, trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lư thông tin khai HQ, ra quyết định được thực hiện thông qua hệ thống xử lư dữ liệu HQ.
    Có thể hiểu một cách đơn giản nhất về TTHQĐT đó là Người khai HQ có thể đăng kưhồ sơ làm thủ tục HQ bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quanHQ và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từ phía cơ quan HQ thôngqua hệ thống xử lư dữ liệu điện tử. Trong đó, người khai HQ theo quy định của Điều 6 Thông tư 222/2009/TT-BTC bao gồm:
    - Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ( gồm cả thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam đă được cấp giấy chứng nhận đăng kư quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật);
    - Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác;
    - Đại lư làm TTHQ.

    Công chức HQ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do DN gửi đến và thông báo kết quả xử lư hồsơ cho DN cũng thông qua hệ thống xử lư dữ liệu điện tử. Theo điều 3 Thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm TTHQĐT:
    Hệ thống xử lư dữ liệu điện tử HQ: Là hệ thống thông tin do TCHQ quản lư tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện TTHQĐT.
    Hệ thống khai HQ điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai HQ quản lư, sử dụng để thực hiện TTHQĐT.
    Ngoài ra, c̣n có khái niệm:
    Thông điệp dữ liệu điện tử HQ: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện TTHQĐT.
    Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện TTHQĐT.
    1.1.2. Các đặc trưng cơ bản và tính chất của TTHQĐT
    1.1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của TTHQĐT:
    1. TTHQĐT được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lư dữ liệu điện tử của cơ quan HQ, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện.
    2. Hồ sơ HQ điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị pháp lư như hồ sơ HQ giấy. Xử lư hồ sơ HQ thông qua phần mềm xử lư dữ liệu tờ khai.
    3.Thực hiện các quy định về việc người khai HQ được tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác. Áp dụng h́nh thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục HQ. Mục đích của các quy định này nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của người khai điện tử, khuyến khích các DN thực hiện nghiêm chỉnh, chấp hành tốt pháp luật HQ.
    4. Để được tham gia TTHQĐT, DN phải đăng kư và được cơ quan HQ chấp nhận tham gia TTHQĐT, cấp mật mă, mật khẩu tham gia hệ thống, nối mạng với máy tính với HQ hoặc sử dụng dịch vụ của Đại lư làm TTHQĐT.
    5. Cơ quan HQ thực hiện TTHQ trên cơ sở hồ sơ HQ điện tử do DN gửi tới. Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lư rủi ro, máy tính sẽ tự phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan HQ duyệt phân luồng, quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do DN khai, thông báo số tờ khai để DN in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa hoặc ra quyết định kiểm tra HQ dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của HQ và các nguồn thông tin khác.
    6. Việc kiểm tra sau thông quan do Chi cục HQ điện tử thực hiện trên cơ sở phân tích, xử lư thông tin theo kỹ thuật quản lư rủi ro từ cơ sở dữ liệu, chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ HQ và các thông tin của các bộ phận nghiệp vụ khác, của cơ quan, cá nhân và tổ chức HQ các nước.
    7. Áp dụng TTHQĐT là việc chuyển từ h́nh thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên các quy định về quản lư rủi ro, giúp cho HQ và DN tiết kiệm được thời gian cũng như giảm được chi phí trong quá tŕnh thông quan, nếu DN tiến hành thông quan có vi phạm sẽ được xử lư ở khâu kiểm tra sau thông quan.
    1.1.2.2. Tính chất của TTHQĐT
    - Tính chất hành chính bắt buộc: TTHQ là thủ tục quy định cứng, buộc các đối tượng liên quan phải có trách nhiệm thực hiện;
    - TTHQĐT mang tính tŕnh tự: Việc ǵ, khâu nào phải làm trước, việc ǵ, khâu nào phải làm sau, cái nào là tiền đề cho cái nào;
    - Mang tính liên tục: TTHQĐT được thực hiện không ngắt quăng, không bị gián đoạn vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên việc thực hiện thủ tục ngoài giờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục HQ nơi thực hiện TTHQĐT xem xét ,quyết định trên cơ sở đăng kư truớc của người khai HQ.
    - Mang tính thống nhất: Trong vấn đề áp dụng pháp luật ở tất cả các chi cục HQ toàn quốc; TTHQĐT áp dụng thống nhất từ trung ương tới địa phương.
    - Mang tính quốc tế: Cần phải có sự hợp tác giữa các nước.Các nước cũng cần có quy định về hài ḥa hóa TTHQ (Công ước Kyoto).
    1.1.3. Khái niệm biên giới, hàng hóa XNK qua biên giới
    1.1.3.1. Khái niệm biên giới
    Trong các bộ phận hợp thành của quốc gia, lănh thổ là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Muốn xác định được lănh thổ của một quốc gia nhất định cần phải xác định được đường biên giới của quốc gia ấy. Nói cách khác, chủ quyền quốc gia được thể hiện trước hết, chủ yếu trong lănh thổ của ḿnh. C̣n biên giới chính là đường giới hạn phạm vi lănh thổ của quốc gia, thông qua đó cũng là ranh giới xác định chủ quyền của mỗi quốc gia.
    Trên phương diện lư luận, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lănh thổ của quốc gia này với lănh thổ của quốc gia khác hoặc với vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới trong ḷng đất.
    Đường biên giới quốc gia trên đất liền Việt – Trung được coi là đường biên giới phức tạp và nhạy cảm nhất so với tuyến biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng như Lào hay Campuchia.
    Biên giới trên đất liền (hay c̣n gọi là biên giới trên bộ) là đường phân chia lănh thổ giữa các quốc gia có chung đường biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, sông, hồ, kênh đào biên giới và biển nội địa.
    Đường biên giới này thường được xác định bởi hệ thống các mốc quốc giới do các bên hữu quan thỏa thuận. Công cụ pháp lư chủ yếu để điều chỉnh quan hệ hợp tác về biên giới giữa các bên hữu quan là Điều ước quốc tế về biên giới kư kết giữa những quốc gia có chung đường biên giới và pháp luật quốc gia. Bước đầu tiên để thực hiện quản lư đường biên giới Việt – Trung là hai bên đă thực hiện đàm phán kư kết Hiệp ước biên giới đất liền 1999, và hoàn thành công tác phân giới cắm mốc vào năm 2008 để thuận tiện cho việc phân định quản lư đường biên giữa hai nước. Tiếp theo đó là một loạt các hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các Điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới. Cho đến nay Việt Nam và Trung Quốc đă kư hơn 30 văn bản thỏa thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lư cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định Thương mại, Hiệp định mua bán vùng biên giới, Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và Thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế. gần đây nhất là ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đă kư kết 3 văn kiện quan trọng là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lư biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lư cửa khẩu biên giới trên đất liền Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam-Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa
    Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đă thoả thuận mở 21 Cửa khẩu trên bộ thuộc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Những cửa khẩu này đă được mở dần tạo điều kiện cho việc XNK hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người và phương tiện vận tải giữa hai nước cũng như nước thứ ba.
     
Đang tải...