Luận Văn TTHQĐT đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TTHQĐT đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
    Trong bối cảnh thực hiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, thương mại toàn cầu cũng đang có những bước chuyển mình tích cực cả về nội dung và hình thức, trong đó thương mại điện tử đã trở thành một nhân tố thống trị trong mối quan hệ giữa DN và DN. Mặc dù các phương pháp thương mại truyền thống vẫn còn được sử dụng, nhưng thương mại điện tử đã giúp cho DN nắm bắt được nhiều cơ hội trong việc tiếp cận thông tin hơn và có nhiều lựa chọn hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
    Với vị trí đặc biệt như “người gác cửa kinh tế của đất nước” trong môi trường thương mại quốc tế thì mục tiêu đặt ra đối với ngành HQ Việt Nam là cần phải khai thác tốt cơ hội do thương mại điện tử mang lại để điều chỉnh quy trình, thủ tục và thông lệ HQ theo hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa. Có thể thấy thực hiện TTHQĐT chính là chiến lược cải cách và hiện đại hoá của ngành HQ Việt Nam.
    TTHQĐT đã được áp dụng tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, cùng với nỗ lực của Chính phủ và Bộ Tài chính, TTHQĐT đã được triển khai thí điểm tại nhiều địa phương trong cả nước và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế, giảm được thời gian thông quan và tiết kiệm chi phí, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của DN. Tỉnh Lạng Sơn cũng là một trong những địa phương được triển khai thí điểm. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc - Lạng Sơn - điểm nút của hoạt động giao lưu kinh tế, có đường biên giới dài chung với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Do đó, HQ Lạng Sơn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu thương mại, đảm bảo an ninh, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Mặc dù, mới triển khai nhưng HQ Lạng Sơn cũng đã thu được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó việc thực hiện TTHQĐT vẫn không tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục, hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Kết hợp những yếu tố đó, em đã chọn đề tài “ TTHQĐT đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về TTHQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.
    Chương 2: Những nội dung cơ bản về TTHQĐT đối với hàng hóa XNK qua biên giới theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
    Chương 3 : Thực trạng thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa XNK qua biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
     
Đang tải...