PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử của mỗi Dân tộc luôn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam trong dòng chảy 4000 năm đã từng đương đầu với bao thác ghềnh, chông gai bởi giặc ngoại xâm, bởi thiên tai địch hoạ để rồi từ đó kết đọng lớp phù sa văn hoá với những nét tiêu biểu nhất đó là: Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất với các tên tuổi còn lưu danh và trở thành bất tử. Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước nhân dân ta không chỉ thêu dệt nên những truyền thuyết mang nhiều yếu tố huyền thoại mà còn phong thần để thờ phụng, hàng năm còn tổ chức lễ hội thể hiện lòng biết ơn đồng thời ôn lại truyền thống. Điều này làm cho hình ảnh những anh hùng luôn toả sáng và sống mãi trong lòng nhân dân qua bao thế hệ. Do vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội để tưởng niệm họ là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của thể loại truyền thuyết trong Văn học dân gian Việt Nam. 1.2. Vũ Thành - sinh ra và lớn lên trên quê hương Lục Ngạn- Bắc Giang. Giặc phương Bắc xâm lược, vốn có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Vũ Thành đã góp sức mình cùng Dân tộc đánh giặc, lập lên những chiến công vang dậy. Công lao và đức độ của ông được nhân dân ghi nhớ, truyền tụng thể hiện qua việc lập ngôi đền với tên gọi là đền Hả ở xã Hồng Giang- huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang. Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội để ghi nhớ những chiến công cùng đức độ của ông, nhắc nhở các thế hệ con cháu lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống của cha ông. Câu chuyện về con người này trong tiềm thức của nhân dân trở thành người anh hùng có công trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân, việc lập đền thờ cùng với tổ chức lễ hội khiến cho câu chuyện đã trở thành truyền thuyết làm phong phú thêm tính địa phương, về người anh hùng, những nhân vật Lịch sử trong kho tàng Văn học dân gian của tỉnh Bắc Giang nói riêng và kho tàng Văn học dân gian của Dân tộc Việt Nam nói chung. Đi sâu vào tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả sẽ giúp ta thấy được ảnh hưởng của con người này trong tiềm thức dân gian, lòng ngưỡng mộ của nhân dân với anh hùng Dân tộc. Qua đó, góp thêm những lý giải về nguồn cội của các yếu tố tạo nên cốt cách người anh hùng Lịch sử trong quan niệm theo kiểu tư duy dân gian. 1.3. Cơ cấu của Xã hội Việt Nam cổ truyền là: Nhà - Làng - Nước đã kéo theo vai trò của địa phương, dòng họ trong chiến tranh giữ nước. Do vậy, tầm quan trọng của truyền thuyết địa phương là không thể phủ nhận. Tính đến nay số lượng nghiên cứu, sưu tầm truyền thuyết đã có khá nhiều và cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mảng truyền thuyết địa phương vẫn còn ít được quan tâm. Trong tình hình chung ấy, truyền thuyết và lễ hội về Vũ Thành ở Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có công trình khảo cứu một cách có hệ thống. Hơn nữa, bước vào thời kỳ hội nhập, con người Việt Nam lại chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc, đó là sự tiếp nối mạch nguồn văn hoá truyền thống của dân tộc. Đã có thời kỳ, do những quan điểm lệch lạc, nhiều giá trị văn hoá cổ truyền của Dân tộc bị phá bỏ, nhiều công trình văn hoá bị đánh mất. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng khôi phục, Phát triển những giá trị văn hoá ấy. Đặc biệt, từ Đại hội Đảng VI ( từ 1986 đến nay) với tinh thần đổi mới, văn hoá được nhìn nhận lại, nhiều đền đài, miếu mạo, chùa chiền .được phục chế, hội hè được khôi phục và trong đó phải kể đến lễ hội đền Hả ở Lục Ngạn - Bắc Giang. Theo đó, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, có một hướng nghiên cứu mới được triển khai, bước đầu đã có những thành tựu đáng kể. Đó là nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong mối Quan hệ với lễ hội ở nhiều địa phương, nhiều vùng văn hoá khác nhau trên phạm vi cả nước. Hướng nghiên cứu này vừa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, vừa phù hợp với đặc điểm của Văn học dân gian dân tộc, một nền Văn học mà truyền thuyết là thể loại đặc biệt phong phú nhưng còn ít được nghiên cứu. Vì những điều trên, người viết với đề tài về truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả mong muốn được góp sức mình vào việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc dân tộc. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi lễ hội cổ truyền Việt Nam đang ngày càng lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia thì một vấn đề đặt ra là: Cần tổ chức và tham gia lễ hội như thế nào cho đúng với ý nghĩa của loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống này? Ta cần phải có một cái nhìn học thuật để sao cho vừa có sự kế thừa, vừa Phát triển mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về người anh hùng Vũ Thành giúp chúng ta thêm một lần nữa hiểu sâu về Văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng của dân tộc, vừa là một hiện tượng Văn học vừa là một hiện tượng văn hoá. Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Văn học nói chung trong đó có Văn học dân gian, việc nghiên cứu về truyền thuyết Vũ Thành cùng với lễ hội đền Hả là cơ hội để người viết tích luỹ kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dạy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hoá Dân tộc . Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết chọn đề tài "Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả - Lục Ngạn-Bắc Giang". Đề tài: TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ LỤC NGẠN - BẮC GIANG Luận văn dài 123 trang Chương I. VĂN HOÁ DÂN GIAN LỤC NGẠN - CÁI NÔI CỦA TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ . 14 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ LỤC NGẠN - BẮC GIANG 14 1.1. Quan niệm về vùng văn hoá . 14 1.2. Lục Ngạn - Bắc Giang - vùng văn hoá dân gian đặc sắc, cái nôi của truyền thuyết Vũ Thành 15 1.2.1. Điều kiện tự nhiên . 15 1.2.2. Điều kiện lịch sử . 19 1.2.3. Văn hoá tinh thần 23 2. VẤN ĐỀ TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ TRONG VÙNG VĂN HOÁ BẮC GIANG 33 2.1. Vũ Thành - con người và truyền thuyết . 34 2.2. Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội Đền Hả 38 Tiểu kết 39 Chương II. TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ NGƯỜI ANH HÙNG VŨ THÀNH 40 1. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ TƯ LIỆU . 40 1.1. Khảo sát 40 1.2. Miêu tả . 45 1.2.1. Truyền thuyết Vũ Thành trên tiến trình cổ tích hoá để mở rộng giá trị tư tưởng thẩm mỹ 46 1.2.2. Truyền thuyết Vũ Thành là một tổ hợp mẫu kể đa dạng về tiểu loại . 49 2. NHỮNG PHưƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH 52 2.1. Truyền thuyết khắc hoạ Vũ Thành ở vị thế người anh hùng chống giặc ngoại xâm 52 2.2. Truyền thuyết khắc hoạ hình tượng Vũ Thành trên cương vị nhân thần phúc thần 56 3. NHỮNG PHưƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH 59 3.1. Nghệ thuật kết cấu 59 3.1.1. Kết cấu từng đơn vị mẫu kể riêng lẻ . 60 3.1.2. Kết cấu xâu chuỗi 62 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 65 3.2.1. Kiểu lựa chọn nhân vật . 66 3.2.2. Cách thể hiện nhân vật 67 Tiểu kết 72 Chương III. LỄ HỘI DÂN GIAN VỀ VŨ THÀNH . 73 1. MÔ TẢ LỄ HỘI 74 1.1. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội 74 1.1.1. Thời gian tổ chức lễ hội 74 1.1.2. Không gian lễ hội 75 1.2. Nội dung lễ hội . 79 1.2.1. Lực lượng tham gia lễ hội . 79 1.2.2. Lễ vật trong ngày hội 81 1.2.3. Tiến trình lễ hội . 81 1.2.3.1. Ngày mồng 6 tháng Giêng . 81 1.2.3.2. Ngày mồng 7 tháng Giêng . 82 1.2.3.3. Ngày mồng 8 tháng Giêng . 82 1.2.3.4. Ngày 9 tháng Giêng . 83 1.2.4. Nội dung phần lễ . 84 1.2.5. Nội dung phần hội . 87 2. Ý NGHĨA LỄ HỘI 88 2.1. Lễ hội đền Hả là môi trường tái hiện truyền thống về Vũ Thành 89 2.2. Lễ hội Từ Hả - môi trường bảo lưu các tín ngưỡng dân gian 91 Tiểu kết: 92 . [charge=450]http://up.4share.vn/f/5061696462696065/LV_08_SP_VH_TDP.pdf.file[/charge]