Luận Văn Truyền thông trong tổ chức khác với truyền thông giữa các cá nhân như thế nào? Hãy nêu các bước truy

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 3: Truyền thông trong tổ chức khác với truyền thông giữa các cá nhân như thế nào? Hãy nêu các bước truyền thông trong tổ chức và giải thích chức năng công cụ truyền thông thường dùng trong tổ chức?
    Đặt vấn đề:
    Một mối quan hệ tốt bao giờ cũng là mối quan hệ mà các bên hiểu biết và chấp nhận nhau. Một môi trường cởi mở, thoải mái bao giờ cũng là môi trưởng mà ở đó có sự đối thoại thông suốt. Mối quan hệ và môi trường làm việc trong các doanh nghiệp cũng vậy. Để hiểu biết, chấp nhận nhau và đối thoại thông suốt, trước hết là phải "chịu nói", chịu truyền thông. Giao tiếp, truyền thông là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động hằng ngày của một tổ chức. Việc giao tiếp kém không những tạo sự bất lợi cho nhà quản trị, nhân viên và toàn bộ tổ chức mà còn có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công việc, làm căng thẳng các mối quan hệ giữa các cá nhân và làm khách hàng không được thỏa mãn. Do đó, nhà quản trị ở tất cả các cấp cần biết cách giao tiếp tốt để tổ chức hoạt động hiệu quả và điều này được xem như là một lợi thế cạnh tranh. Truyền thông ngày càng chứng tỏ được vai trò đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bảo vệ hình ảnh của tố chức tránh được hậu họa cho việc kinh doanh. Vậy truyền thông là gì? Truyền thông trong tổ chức khác gì với truyền thông giữa các cá nhân? Vai trò của các công cụ truyền thông đối với hoạt động của tổ chức, của doanh nghiệp? Để trả lời cho các câu hỏi trên ta hãy đi vào tìm hiểu các vấn đề sau:
    LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
    3.1. Định nghĩa truyền thông
    Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về truyền thông:
    - Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận với nhau.
    - Truyền thông là sự chia sẻ thông tin giữa hai hay nhiều người hoặc nhiều nhóm người để đạt được quan niệm chung về một vấn đề.
    - Truyền thông là tiến trình chuyển đổi thông tin từ người này đến người khác thông qua những biểu tượng đầy ý nghĩa.
    - Truyền thông (tiếng Latin "communis", có nghĩa là chia sẻ) là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua việc trao đổi những suy nghĩ, tin nhắn hoặc thông tin như bằng lời nói, hình ảnh, tín hiệu, chữ viết hoặc hành vi.
    Qua các định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách khái quát truyền thông là sự chuyển giao ý nghĩa và thông hiểu ý nghĩa. Cụ thể đó là tiến trình gửi, nhận và chia sẻ các ý tưởng, quan điểm, giá trị, ý kiến và các sự kiện thông tin từ người này đến người khác.
    [​IMG]

    Truyền thông là sự chuyển giao ý nghĩa và thông hiểu ý nghĩa.
    3.2. Các hình thức truyền thông
    Trong xã hội, con người thường phải liên kết lại thành các tổ chức để tiến hành hoạt động, làm việc chung. Trong quá trình hoạt động, làm việc chung sẽ làm xuất hiện nhu cầu về giao tiếp, truyền thông. Do đó, sẽ có hai dạng truyền thông tương ứng là truyền thông trong tổ chức và truyền thông giữa các cá nhân.
    · Truyền thông trong tổ chức.
    Truyền thông trong tổ chức là quá trình truyền đạt thông tin theo một hình thức được quy định cụ thể nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Giám đốc báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong năm tại hội nghị tổng kết cuối năm, hai nhân viên gặp gỡ và trao đổi với nhau thông tin để cùng thực hiện công việc mà giám đốc giao cho họ, buổi thuyết trình về chiến lược quảng cáo sản phẩm mới của công ty Truyền thông trong phạm vi tổ chức thường chỉ được thực hiện bởi các nhân viên trong tổ chức liên quan đến thông tin theo chiều dọc và chiều ngang.
    Truyền thông theo chiều dọc: Việc truyền thông này có thể dịch chuyển cả chiều lên và chiều xuống trong tổ chức.
    - Truyền thông theo chiều xuống nghĩa là truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới của tổ chức. Theo đó, việc truyền thông này xảy ra giữa các nhà quản trị và các thuộc cấp của họ, giữa trưởng phòng và các nhân viên. Quá trình này bắt đầu từ người lãnh đạo rồi theo từng cấp cán bộ tới nhân viên thông qua
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...