Tiến Sĩ Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua nghiên cứu trường hợp Phật giáo và Công giáo)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    6
    1.1. Tổng quan tư liệu, tài liệu về truyền thông tôn giáo 6
    1.1.1. Các tư liệu, tài liệu liên quan gần đến đề tài luận án 6
    1.1.2. Nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án 8
    1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
    1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông 9
    1.2.2. Những vấn đề về truyền thông tôn giáo nói chung 13
    1.2.3. Những vấn đề về truyền thông Công giáo và Phật giáo 16
    1.2.4. Vấn đề thực trạng truyền thông tôn giáo ở Việt Nam 21
    1.3. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 24
    1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24
    1.3.2. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 26
    1.4. Khung phân tích lý thuyết 26
    1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu 26
    1.4.2. Lý thuyết nghiên cứu 27
    1.4.3. Giả thuyết khoa học 27
    1.5. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án 28

    Chương 2: TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO 34
    2.1. Tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1990 đến nay 34
    2.1.1. Tôn giáo ở Việt Nam 34
    2.1.2. Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới đất nước 40
    2.2. Truyền thông tôn giáo - khái niệm, kết cấu và chức năng 50
    2.2.1. Khái niệm truyền thông tôn giáo 50
    2.2.2. Cấu trúc của truyền thông tôn giáo 57
    2.2.3. Chức năng của truyền thông tôn giáo 60
    Tiểu kết chương 2 69

    Chương 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO 71
    3.1. Những kết quả đạt được trong công tác truyền thông tôn giáo từ phương diện chủ thể là cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước 71
    3.1.1. Truyền thông tôn giáo đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước 71
    3.1.2. Truyền thông tôn giáo đã góp phần tuyên truyền về công tác tôn giáo, về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân 74
    3.1.3. Truyền thông tôn giáo tích cực cổ vũ đồng bào các tôn giáo đóng góp sức người, sức của xây dựng quê hương đất nước, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, làm tốt công tác từ thiện - xã hội 83
    3.1.4. Truyền thông tôn giáo là vũ khí sắc bén để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch 88
    3.2. Hiệu quả truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ phương diện đối tượng là tín đồ, chức sắc Phật giáo, Công giáo ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 93
    3.2.1. Thông tin về triển khai khảo sát 93
    3.2.2. Thông tin về người Việt với truyền thông tôn giáo 94
    3.2.3. Thông tin về Công giáo 97
    3.2.4. Thông tin về Phật giáo 99
    3.2.5. Thông tin đánh giá về báo và tạp chí đưa tin về tôn giáo 101
    3.2.6. Thông tin đánh giá về truyền hình đưa tin về tôn giáo 105
    3.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước 112
    3.3.1. Những mặt hạn chế 112
    3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền 114
    3.3.3. Nguyên nhân của yếu kém tồn tại 116

    Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 118
    4.1. Những vấn đề đặt ra đối với truyền thông tôn giáo ở nước ta hiện nay 118
    4.1.1. Chủ thể truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị cần nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế và đúng với quan điểm của Đảng 118
    4.1.2. Truyền thông tôn giáo phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu rất cao việc nhận thức đúng về chính sách, pháp luật tôn giáo với trình độ văn hoá, dân trí không đồng đều của nhân dân ta 119
    4.1.3. Truyền thông tôn giáo đặt trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa sự chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ của các thế lực xấu, với việc tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 120
    4.1.4. Truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị luôn đòi hỏi sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tổ chức, nhưng hiện nay sự phối hợp đó còn lỏng lẻo, chồng chéo và lúng túng, vừa thiếu vừa thừa 121
    4.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền thông tôn giáo ở nước ta 122
    4.2.1. Đảng và Nhà nước cần có chiến lược quy hoạch phát triển một hệ thống truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 122
    4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác truyền thông tôn giáo 125
    4.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức truyền thông tôn giáo 129
    4.2.4. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tuyên truyền viên làm công tác truyền thông tôn giáo 137
    KẾT LUẬN 141
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 144
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
    PHỤ LỤC 157


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với 24 triệu ngư­ời có đạo, chiếm 27% dân số cả nước và đến nay đã có 13 tôn giáo, với gần 40 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận t­ư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Các tôn giáo ở nước ta có gần 82.000 chức sắc và nhà tu hành; hơn 250.000 chức việc và trên 25.000 cơ sở thờ tự, cùng một hệ thống các học viện, tr­ường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. [18]
    Từ khi đất n­ước b­ước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà n­ước ta có nhiều chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngư­ỡng, tôn giáo cho nhân dân. Để đưa chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, đồng thời phản ảnh kịp thời tình hình tôn giáo quốc gia và quốc tế, cũng như các hoạt động truyền đạo, hành đạo và quản đạo của chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở nước ta, công tác truyền thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng.
    Những năm qua, công tác truyền thông tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện ở nhiều phương diện, từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng, cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Trong đó, một số tôn giáo, như Phật giáo, Công giáo, cũng đã được Nhà nước chấp thuận cho ra báo, tạp chí của mình. Các báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình đã đưa thông tin chính thống một cách nhanh chóng, chính xác đến mọi đối tượng, trong đó có hàng triệu đồng bào tôn giáo là người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chủ thể truyền thông, nhất là Đảng và Nhà nước, đã định hướng dư luận trên lĩnh vực tôn giáo, giúp người dân có và không có tôn giáo nhận thức đúng đắn về thực chất của tình hình tín ngưỡng, tôn giáo; về quan điểm, chính sách tôn giáo trước sau như một của Đảng và Nhà nước. Qua đó cũng góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh chống những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhờ vậy, đời sống tôn giáo đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị thời kỳ đất n­ước đổi mới.
    Tuy vậy, thực tiễn đa dạng của đời sống tôn giáo đã và đang yêu cầu công tác truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông về chính sách, pháp luật tôn giáo nói riêng của hệ thống chính trị Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết cả về trước mắt cũng như lâu dài. Đó là: nhận thức về truyền thông tôn giáo hiện nay cần nâng cao hơn nữa cả về tính khách quan khoa học và tính đảng; các vấn đề thông tin sao cho khách quan và cập nhật hơn; các thông điệp cần chính xác, rõ ràng hơn; chất lượng nội dung và hình thức thông tin, thông điệp phù hợp hơn, sớm đến với các tầng lớp, cộng đồng đối tượng cụ thể; các phương tiện truyền thông cần đa dạng, hiện đại hơn và nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phải có phẩm chất và năng lực cao hơn nữa. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước đối với truyền thông tôn giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, cũng phải được đổi mới cả về nội dung và phương thức quản lý, sao cho phù hợp với sự phát triển của trình độ công nghệ thông tin đương đại, cũng như phù hợp với sự biến đổi mau lẹ của đời sống tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
    Tình hình đó đặt ra yêu cầu đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội nước ta là phải nghiên cứu thấu đáo vấn đề truyền thông tôn giáo, để làm cơ sở khoa học trực tiếp cho việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
    Những vấn đề đặt ra trên đây và những yêu cầu đối với công tác truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị Việt Nam, đã thực sự trở thành những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
    Nhận thức nghiêm túc về điều đó, nghiên cứu sinh lựa chọn và triển khai đề tài: "Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua khảo sát trường hợp Phật giáo và Công giáo)", làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích của luận án
    Làm rõ về khái niệm truyền thông tôn giáo, về thực trạng truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chủ thể chủ yếu, được đối tượng tiếp nhận là tín đồ, chức sắc tôn giáo nhận xét đánh giá qua khảo sát đồng bào Công giáo và Phật giáo ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án có nhiệm vụ:
    - Khái quát những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách tôn giáo và truyền thông, định nghĩa và nghiên cứu vấn đề về truyền thông tôn giáo ở nước ta hiện nay.
    - Khảo sát thực trạng truyền thông về tôn giáo của Đảng và Nhà nước qua khảo sát về vai trò, vị trí, phương thức, nội dung và tính hiệu quả, kết quả đối với tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo, với tư cách là đối tượng truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
    - Rút ra một số nhận xét về vấn đề nổi cộm đặt ra từ truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước và khuyến nghị có tính giải pháp đối với công tác truyền thông tôn giáo để đạt hiệu quả cao.
     
Đang tải...