Tài liệu Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THS BÙI VĂN HÙNG


    MỞ ĐẦU




    1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


    Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm là một bộ phận rất quan trọng trong lịch sử cấu

    thành nước ta. Chống ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập, dân tộc độc lập.


    Qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ và 20 cuộc kháng chiến lớn, ta thấy, lịch sử

    đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại một truyền thống quý báu anh hùng của dân tộc.

    Nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc sâu xa

    của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, phát huy truyền

    thống anh hùng và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.


    Truyền thống chống ngoại xâm là một vốn quý vô giá của dân tộc, là nguồn động

    viên tinh thần lớn lao, có tác dụng duy trì tư tưởng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đối

    với nhân dân ta. Việc đánh giặc cứu nước là rất quan trọng nhưng cũng rất bình thường

    đối với mọi người dân. Nhân dân ta nhận thức sâu sắc rằng: nước mất thì nhà tan, do đó,

    muốn bảo vệ quyền lợi cá nhân thì không có cách nào khác là phải đấu tranh bảo vệ

    quyền lợi của dân tộc. Đấu tranh vì quyền lợi cá nhân nhưng không chỉ vì quyền lợi cá

    nhân mà còn vì nghĩa cả của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh ấy, dù có gian khổ đến

    đâu nhưng cuối cùng vẫn thành công là nguồn cổ vũ lớn lao khiến nhân dân ta tin tưởng

    vào thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc trước mắt.


    Trong các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

    Việt Nam, tinh thần dựng nước và giữ nước của nhân dân ta được phát huy cao độ thành

    sức mạnh vật chất kỳ diệu chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng hung bạo và mạnh mẽ đến

    đâu.


    Nhân dân ta đang phấn khởi, tự hào bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự

    do và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất,

    dân giàu, nước mạnh, xã hội hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kỷ nguyên này là giai

    đoạn phát triển cao nhất, là sự kế tục trong thời đại mới lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng

    nước và giữ nước của dân tộc ta.


    Sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một quy luật lịch sử.

    Chính truyền thống ấy, được phát huy đến một trình độ mới, dưới ánh sáng đường lối

    Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta, là một nhân tố hàng đầu đem lại

    cho nhân dân ta sức mạnh kỳ diệu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ

    nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

    Vì vậy, tìm hiểu truyền thống, ôn lại quá khứ có thể giúp ta rút ra những bài học

    kinh nghiệm, không những thế, còn có thể giúp ta đánh giá đúng hơn những thắng lợi vĩ

    đại ngày nay. Và từ những đỉnh cao của thắng lợi ngày nay mà nhìn lại quá khứ thì càng

    có thể thấy rõ giá trị lớn lao truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc, thấy rõ hơn

    những quy luật giành thắng lợi của tổ tiên ta trong cuộc đấu tranh chống những thế lực

    phong kiến phương Bắc xâm lược. Làm được như vậy, chúng ta càng tăng thêm lòng tự

    hào dân tộc và nâng cao niềm tin tưởng ở tương lai, phát hiện những khả năng mới của

    nhân dân ta trong kỷ nguyên mới.


    Nghiên cứu vấn đề này cũng nhằm mục đích rút ra những bài học quý giá về nghệ

    thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật mà cha ông ta đã tích luỹ qua ngàn đời. Chính

    những tri thức quân sự ấy đã góp phần xây dựng đường lối quân sự của Đảng ta.


    Vấn đề này cũng tác động sâu sắc đến nhiều mặt của lịch sử nước ta. Trong suốt

    chiều dài lịch sử của dân tộc, phần lớn thời gian dân tộc ta phải đương đầu với giặc

    ngoại xâm. Ngay từ thời đại đồng thau, khi phân hoá giai cấp chưa rõ rệt nhưng nhà

    nước đã ra đời, điều này được giải thích do yêu cầu chống ngoại xâm. Mặt khác, khi nền

    kinh tế còn chưa phát triển thì quốc gia thống nhất và chính quyền tập trung đã được xây

    dựng từ rất sớm. Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam cũng xuất phát từ yêu cầu tự vệ

    chống ngoại xâm. Tương quan giữa các giai cấp trong xã hội trong đó sự hoà hợp giai

    cấp luôn hiện rõ, chi phối khá nhiều đến sự phát triển của lịch sử dân tộc. Chính nó tạo

    ra yếu tố dân chủ rất sớm, là ý thức tự giác của quần chúng về sức mạnh của dân tộc.

    Phong tục tập quán với truyền thống tôn trọng những vị anh hùng dân tộc, nhiều làng xã

    tôn thờ họ là thành hoàng, hay tôn vinh là Thánh. Văn học nghệ thuật với những áng

    văn thơ hay nhất, bất hủ là những thiên cổ hùng văn ca ngợi truyền thống anh hùng của

    dân tộc. Nền nghệ thuật kiến trúc thường không khoa trương, không đồ sộ, thể hiện tâm

    lý tự bảo vệ, hạn chế giao tiếp với bên ngoài


    NỘI DUNG

    Chương I. Một số cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu trong lịch sử

    1. Các cuộc kháng chiến chống tần, triệu

    2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong hơn ngàn năm bắc thuộc

    3. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII


    Chương II. Tác dụng của những nhân tố lớn trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

    1. Tác dụng của tinh thần yêu nước

    2. Tác dụng của khối đoàn kết toàn dân

    3. Vị trí của những yếu tố kinh tế và chính trị trong các cuộc đấu

    4. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh


    Kết luận





    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE PDF + WORD

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...