Thạc Sĩ Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Thể loại truyện ngắn có lịch sử lâu dài. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nhà văn thành danh với truyện ngắn. Cùng với thời gian, đội ngũ những người viết truyện ngắn ngày càng đông đảo, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới với một số lượng ấn phẩm phong phú trong đó nhiều cây bút đã tạo được dấu ấn phong cách.
    1.2. Truyện ngắn là thể loại luôn vận động và biến đổi. Ở Việt Nam, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt sự vận động của cuộc sống một cách nhanh nhạy, kịp thời nhưng vẫn khái quát được những vấn đề sâu sắc đặt ra trong đời sống. So với trước đây, truyện ngắn đã có những chuyển đổi rõ rệt, cả về nội dung và hình thức. Những năm đầu thế kỷ XXI, truyện ngắn đã có những bước phát triển mới đóng góp vào thành tựu của nền văn học đổi mới. Xuất phát từ thực tiễn đời sống thể loại, chúng tôi xét thấy cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, cập nhật về những đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trong đời sống văn học từ sau 1986. Mốc 1986 mà chúng tôi lựa chọn có ý hướng để giới hạn và tập trung vào giai đoạn sôi nổi và có nhiều thành tựu của văn học đương đại, của đời sống thể loại những năm sau chiến tranh.
    1.3. Trong khi thực tiễn đời sống thể loại truyện ngắn đang ngày một trở nên sinh động thì vấn đề lý thuyết thể loại truyện ngắn lại không ngừng được tra vấn, bổ sung, thậm chí là đối thoại tranh biện với những lý thuyết truyện ngắn tưởng đã ổn định trước đây. Những phát biểu về truyện ngắn vẫn không ngừng ra đời. Truyện ngắn, từ góc độ thể loại và ranh giới thể loại là vấn đề đáng quan tâm của văn học đương đại. Truyện ngắn đang mang trong mình nó những dấu hiệu của sự chuyển đổi, có nhiều ngả rẽ. Khuynh hướng thứ nhất là vẫn viết theo lối truyền thống, tuân thủ những đặc tính vốn có của thể loại, khuynh hướng thứ hai là truyện ngắn có những cách tân nhưng vẫn tôn trọng những dấu hiệu quy chuẩn của thể loại và khuynh hướng thứ ba là những truyện ngắn hướng tới việc phá bỏ ranh giới thể loại. Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại là một hướng đi được lựa chọn nhằm góp phần lý giải đời sống thể loại trong bước chuyển của đời sống văn học những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Tìm hiểu truyện ngắn đương đại trên cơ sở tham chiếu lý thuyết thể loại sẽ thấy được những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, tư duy thể loại trong bối cảnh mới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận án là tìm hiểu sự vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, lý giải quy luật vận động, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tư duy nghệ thuật. Trên cơ sở tìm hiểu sự đổi mới tư duy thể loại, luận án đi sâu nhận diện và lý giải một số phương thức trần thuật, bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản truyện ngắn.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1.Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn từ 1986 đến nay trên các phương diện quan niệm và tư duy thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu truyện ngắn, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Tập trung khảo sát những sáng tác truyện ngắn đặc sắc của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy Mai, Mặt khác, luận án cũng chú ý đến sáng tác của các cây bút trẻ xuất hiện gần đây như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phong Điệp, .
    Trong những năm gần đây việc các cây bút hải ngoại công bố tác phẩm ở trong nước không còn là trường hợp hiếm thấy (Lê Minh Hà, Nguyễn Văn Thọ, Amond Nguyen Thi Tu, ). Đây cũng là đối tượng để chúng tôi tham chiếu khi đi vào những vấn đề của thể loại trong đời sống văn học đương đại. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, để thấy được sự vận động và phát triển của truyện ngắn, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới truyện ngắn trước 1986 và một số tác phẩm ở các thể loại khác (như tiểu thuyết) từ 1986 đến nay để có cái nhìn đối sánh và sâu hơn về đối tượng.
    4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý thuyết
    Một lý thuyết dù có hiệu quả đến mấy thì cũng không thể là chìa khóa vạn năng khi đi vào giải mã thế giới nghệ thuật của nhà văn cũng như tìm hiểu một thể loại hay một tác phẩm, tác giả cụ thể. Đối với trường hợp nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác đời sống thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại, như hướng đi luận án lựa chọn, thiết nghĩ sự phối hợp nhiều lý thuyết khi nghiên cứu khảo sát là điều cần thiết. Trong luận án này, lý thuyết tự sự học, thi pháp học vẫn là lựa chọn chính yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng một số lý thuyết khác như phân tâm học, lý thuyết huyền thoại, lý thuyết hậu hiện đại, nhằm có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận và giải mã quá trình sáng tạo, sự đổi mới tư duy nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn.
    Luận án cũng xác định và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như sự tương tác thể loại, sự pha trộn thể loại, tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn,
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp cấu trúc hệ thống: Đặt truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay trong sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới, xem xét đối tượng như một hiện tượng có tính hệ thống, chúng tôi hướng tới việc xác định vị trí, ý nghĩa của một thể loại trong diễn trình văn học, đặc biệt là đời sống thể loại.
    - Phương pháp loại hình: Nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về thi pháp thể loại, qua đó thấy được quy luật phát triển của thể loại truyện ngắn từ thực tế đời sống văn học.
    - Phương pháp so sánh: Để có sự đối sánh và cái nhìn sâu hơn về đối tượng, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát truyện ngắn giai đoạn này trong sự liên hệ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện ngắn thời kỳ đổi mới và truyện ngắn giai đoạn trước đó, giữa truyện ngắn và các thể loại văn học khác ở góc độ đồng đại và lịch đại.
    - Tiếp cận theo hướng thi pháp học, tự sự học.
    5. Đóng góp của luận án
    Góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lý luận thể loại, về những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn sau 1986.
    Luận án góp phần vào việc nhìn nhận, đánh giá một phương diện của văn học sử qua việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học đương đại. Từ góc nhìn lịch đại, luận án sẽ nhận diện những kế thừa và sự tiếp biến, đổi mới tư duy nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam đương đại.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Truyện ngắn – quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại
    Chương 3: Các dạng thức xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản truyện ngắn
    Chương 4: Ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4).
    2. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí Văn học (9).
    3. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời. Nxb Văn học, H.
    4. Lại Nguyên Ân (1979), “Văn xuôi về chiến tranh và hình thức sử thi”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (5).
    5. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Bộ văn hóa thông tin và thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du, H.
    6. Y Ban (21/2/2011), “Sợ động chạm đã không dám viết”, http://www.baomoi.com/Y-Ban-So-dong-cham-da-khong-dam-viet/152/5734600.epi
    7. Barthes Roland (2003), “Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể”, Đỗ Lai Thúy dịch, giới thiệu, Tạp chí Văn học nước ngoài (1)
    8. Barthes, Roland (1997), Độ không của lối viết, (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb. Hội nhà văn, H.
    9. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học (6)
    10. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, H.
    11. Nguyễn Thị Bình (2001), “Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975”, Tạp chí Văn học (4)
    12. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9)
    13. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb. Giáo dục, H.
    14. Ngô Vĩnh Bình (1999), “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (4)
    15. Triệu Bôn (1991), “Vận may của truyện ngắn”, Báo Văn nghệ (40).
    16. Phan Mậu Cảnh (1995), “Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm”, Tạp chí Văn học (8)
    17. Đỗ Hữu Châu (2002), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb. Đại học sư phạm, H.
    18. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ (49,50)
    19. Nguyễn Minh Châu (1983), “Nghĩ về truyện ngắn”, Báo Văn nghệ số ra ngày 4/5
    20. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb. Khoa học xã hội, H.
    21. Phan Nhật Chiêu (2007), Người ăn gió và quả chuông bay đi, Nxb. Hội nhà văn, H
    22. Đào Ngọc Chương (2010), Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh, Nxb. Văn hóa thông tin, H.
    23. Compagnon, Antone (2006), Bản mệnh của lý thuyết – văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch), Nxb. Đại học sư phạm, H.
    24. Cortazar, Julio, “Về truyện ngắn và cực ngắn”, Hoàng Ngọc Tuấn dịch, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=5140.
    25. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Nxb. Tri thức, H.
    26. Phạm Vĩnh Cư (2004), “Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu”, in trong Sáng tạo và giao lưu, Nxb. Hội nhà văn, H.
    27. Tạ Chí Cường (2005), “Truyện ngắn ngắn: vận dụng, bay bổng, đường dây”, Lê Bầu dịch, Báo Văn nghệ (16)
    28. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại vài nhận xét tổng quan”, Tạp chí Văn học (2)
    29. Nguyễn Văn Dân (2010), “Sức sống dai dẳng của kĩ thuật “dòng chảy ý thức”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (8)
    30. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb. Khoa học xã hội, H.
    31. Trương Đăng Dung (2012), “Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học (1)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...