Đồ Án Truyền động điện lò quay trong dây chuyền sản xuất xi măng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đất nước ta trong những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, cùng với đó là những yêu cầu và sự đòi hỏi của sản xuất cũng như sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là lĩnh vực tự động hoá các quá trình sản xuất đã có bước phát triển mới, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao tiến tới hình thành một nền kinh tế tri thức.Mức độ tự động hoá quá trình sản xuất đã đi sâu vào trong tất cả các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm, và một trong những ứng dụng của nó là cho dây chuyền sản xuất xi măng.
    Xi măng là một loại vật liệu xây dựng, một chất kết dính trong xây dựng mà các nhà khoa học tìm ra vào cuối thế kỷ 19 và đã sản xuất trước tiên ở một vài nước tư bản như: Đan Mạch, Anh, Pháp, Mỹ Đầu thế kỷ 20, xi măng là một nhu cầu không thể thiếu trong công nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Xi măng hầu hết đã xuất hiên trên khắp các thị trường thế giới.
    Trong quá trình phát triển của mình, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã dần khẳng định được uy tín của mình trên khắp miền đất nước và đứng đầu trong Tổng công ty xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự vận động mạnh mẽ của toàn công ty, của tất cả các cán bộ, kỹ sư và công nhân. Họ không ngừng học hỏi, nghiên cứu áp dụng những công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra xứng đáng là con chim đầu đàn trong ngành xi măng.
    Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoàng Thạch và quá trình học tập tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sự giúp đỡ rất lớn từ các thầy cô trong bộ môn Tự động hóa, đặc biệt là thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Liễn đã giúp tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp:Truyền động điện lò quay trong dây chuyền sản xuất xi măng .

    Bản đồ án gồm các nội dung như sau:
    Chương 1: Tổng quan công nghệ sản xuất xi măng và công nghệ lò nung.
    Chương 2: Hệ truyền động điện của lò quay.
    Chương 3: Sơ đồ điều khiển của simoreg dùng trong lò quay.
    Chương 4: Tổng hợp và mô phỏng hệ thống.
    Trong quá trình thực hiện, bản thân không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin trân thành cảm ơn!

    Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010



    MỤC LỤC​ ​ LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ CÔNG NGHỆ LÒ NUNG . 3
    1.1. Tổng quan về công nghệ sản xuất xi măng Hoàng Thạch 3
    1.1.1. Dây chuyền sản xuất xi măng . 3
    1.1.2. Các công đoạn sản xuất xi măng 6
    1.2. Tổng quan về công nghệ lò nung 10
    1.2.1. Giới thiệu chung về lò 10
    1.2.2. Lò đứng. . 11
    1.2.3. Lò bể . 12
    1.2.4. Lò quay 12
    1.2.5. Công nghệ lò nung công ty xi măng Hoàng Thạch 13
    Chương 2. HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN CỦA LÒ QUAY . 22
    2.1. Khái quát chung . 22
    2.2. Động cơ truyền động lò quay 22
    2.2.1. Giới thiệu về động cơ một chiều kích từ độc lập . 22
    2.2.2. Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều 25
    2.3. Giới thiệu chung về simoreg 6RA24 28
    2.3.1. Giới thiệu . 28
    2.3.2. Mô tả . 28
    2.3.3. Hoạt động . 30
    2.3.4. Giới thiệu về họ SIMOREG D ./640A-1200A, 3-ph AC 400V bis 750V/1Q. 30
    2.3.5. Giới thiệu về chức năng của một số đầu cuối . 36
    2.3.6. Giới thiệu về bộ biến đổi Tiristor cấp nguồn cho phần ứng động cơ 43
    2.3.7. Giới thiệu về bộ biến đổi cấp nguồn cho kích từ động cơ 46
    Chương 3. SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN CỦA SIMOREG DÙNG TRONG LÒ QUAY. 48
    3.1. Sơ đồ khối tổng thể phần điều khiển của bộ Simoreg 53
    3.2. Phân tích sơ đồ . 49
    3.2.1. Khâu xử lý tín hiệu . 49
    3.2.2. Khâu hạn chế cho bộ tích phân gia tốc RFG 52
    3.2.3. Khâu tích phân gia tốc RFG 54
    3.2.4. Khâu hạn chế momen và dòng điện phần ứng 58
    3.2.5. Mạch vòng tốc độ . 62
    3.2.6. Mạch vòng dòng điện và khối phát xung 68
    Chương 4. TỔNG HỢP VÀ MÔ PHỎNG MẠCH VÒNG ĐIỀU KHIỂN . 74
    4.1. Tổng hợp mạch vòng điều khiển. . 74
    4.1.1. Mô tả toán học động cơ một chiều . 74
    4.1.2. Mô tả toán học bộ chỉnh lưu Tiristor . 77
    4.1.3. Mô tả toán học cảm biến dòng điện . 77
    4.1.4. Mô tả toán học máy phát tốc . 77
    4.1.5. Sơ đồ cấu trúc điều khiển 78
    4.1.6. Tổng hợp mạch vòng dòng điện . 78
    4.1.7. Tổng hợp mạch vòng tốc độ 80
    4.2. Mô phỏng mạch vòng điều khiển 82
    4.2.2. Kết quả mô phỏng mạch vòng khi hiệu chỉnh 85
    KẾT LUẬN . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...