Luận Văn Trường điện từ - Một số bệnh có thể gặp khi tiếp xúc với trường và các biện pháp phòng tránh - 69 tr

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần MỞ ĐẦU

    1.1. Lý do chọn đề tài :

    1.1.1. Hoàn cảnh thực tế:

    Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao, con người càng ngày càng tiếp xúc với các dụng cụ điện: tivi, lò vi ba cũng như các phương tiện thông tin như điện thoại di động, ra đa Đồng nghĩa với việc tiếp xúc ngày càng nhiều với trường điện từ (bức xạ không ion hóa).

    Chất lượng cuộc sống càng cao , con người càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe bản thân và cộng đồng. Người ta càng ngày càng tập trung nghiên cứu về các tác động của môi trường xung quanh lên con người. Đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh các ảnh hưởng của bức xạ ion hóa, tuy nhiên gần đây thì vấn đề bức xạ không bị ion hóa mới được quan tâm(trường điện từ).

    Đứng trước thực trạng đólà sinh viên Vật Lý _chúng em thấy việc tìm hiểu ảnh hưởng của trường điện từ lên cơ thể sinh vật là cần thiết. Đây cũng chính là lý do người viết đã chọn đề tài “Trường điện từ –Một số bệnh có thể gặp khi
    tiếp xúc với trường và các biện pháp phòng tránh” làm luận văn tốt nghiệp ra trường.

    1.1.2. Mục đích của đề tài:

    Qua đề tài này người viết muốn góp phần tìm hiểu ảnh hưởng của trường điện từ lên vật thể sinh học hay chính xác hơn là thông qua lý thuyết về trường điện từ và một số tính chất và đặc điểm của các vật thể sinh học để đưa ra một số
    ảnh hưởng của trường điện từ lên cơ thể sinh vật trong các điều kiện nhất định và cuối cùng là các biện pháp đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế tác hại của trường điện từ lên môi trường xung quanh.


    1.1.3. Giới hạn của đề tài:

    Đây là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lâu dài, mặt khác kiến thức của đề tài này nằm trong phần tiếp giáp giữa hai môn khoa học là Ly _Sinh, với thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, nên đề tài của người viết chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu cũng “sơ lược” về một số ảnh hưởng của trường điện từ .

    2.Các giả thuyết của đề tài:

    Trường điện từ luôn tồn tại xung quanh chúng ta , trong cả môi trường làm việc và cả môi trưòng sinh sống. Vấn đề đặt ra là, liệu chúng ta có được an toàn trong môi trường này hay không? Các yếu tố nào của trường điện từ đã tác động
    lên cơ thể của chúng ta? Những nguồn bức xạ nào là đáng kể? Ảnh hưởng như thế nào là nguy hiểm? Và câu hỏi cuối cùng đặt ra là nếu nguy hiểm này là có thật , thì chúng ta có cách nào để tránh những ảnh hưởng có thật nhưng vô hình này? Trong phạm vi nhỏ hẹp của một luận văn tốt nghiệp, người viết sẽ cố gắng trình bày và giải quyết các vấn đề đã nêu trên dựa theo những kiến thức đã có cũng như tham khảo những công trình nghiên cứu của những người đi trước.

    3.Các Thuật Ngữ Quan Trọng Trong Đề Tài:

    _IRPA (Internation Radiational Protection Association):
    _ TEM (Transverse Electromactic Wave) : Sóng điện từ ngang.
    _ RF (Radio Frequency) : Tần số vô tuyến.
    _ WHO (World Health Organzation) : Tổ chức sức khỏe thế giới.
    _ ANSI ( American National Standards Institute) : Viện tiêu chuẩn an toàn Mỹ.
    _ NIOSH (National Institute of Occupational Safety) : Tổ chức an toàn sức khỏe vànghề nghiệp.
    _ SAR (Specific Absorption Rate) : Mức độ đặc trưng hấp thu.
    _ MW ( Microwave) :Vi sóng.

    _ EIRP ( Equivalent Isotropicall Radiated Power) : Công suất bức xạ vô hướng tương đương.
    _ EHF (Extremely High Frequency) : Dãi tần cực cao.
    _ ELF (Extremely Low Frequency ) : Dãi tần cực thấp.
    _ UHF (Ultra_High Frequency) : Siêu cao tần.
    _ VHF (Very High Frequency) : Tần số rất cao.
    _ VF (Voice Frequency) : Tần số âm thanh.
    _ LF (Low Frequency) : Tần số thấp.
    _ MF (Medium Frequency) : Tần số trung.
    _ TDS (Trime_Domain Technique) : Kính quang phổ.
    _ RF sealers :Máy dập nhựa.
    _ Vivo :Tế bào sống
    _ Vitro :Tế bào trong ống nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...