Luận Văn Trường đại học đồng tháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng sông cửu long trong

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trường đại học đồng tháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh hội nhập
    1. Đặt vấn đề
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng tế trọng điểm của Việt Nam. ĐBSCL gồm 13 tỉnh - thành, chiếm 22% dân số cả nước, là vùng kinh tế phát triển năng động, đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của cả nước.
    Sự phát triển năng động trên đã có mặt của sự đóng góp đáng kể của các ngành, đặc biệt là giáo dục. Giáo dục của vùng trong các năm qua đã có những bước chuyển tích cực nhất là từ 2003 trở đi, ngoài giáo dục phổ thông (basic education) thì giáo dục - đào tạo nghề đã có những một bước chuyển biến cơ bản. Đó là do sự gia tăng số lượng của các trường Cao Đẳng, trung học chuyên nghiệp, và nổi bật nhất là sự ra đời của các trường Đại học với cấp quản lý từ địa phương cho tới cấp Bộ. Đến năm 2008 vùng có 10 trường Đại học và một phân hiệu : trường Đại học An Giang, trường Đại học Đồng Tháp, trường ĐH Tiền Giang, trường ĐH Trà Vinh, ĐH Bạc Liêu và một số trường ĐH Dân Lập.
    Đầu năm 2003, trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp ra đời trên cơ sở phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, sau 5 năm hoạt động với nhiệm vụ đào tạo đặc trưng, trường đã thể hiện tính nổi trội của mình bằng đóng góp nhất định trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn giáo viên nói riêng và nguồn lực của vùng nói chung. Với sự phát triển không ngừng đó, từ năm học 2008 – 2009 trường mang học hiệu mới - trường Đại học Đồng Tháp. Với học hiệu mới, nó đã chứng minh sự trưởng thành ban đầu của mình đối với vùng và có thể phát triển theo hướng đào tạo đa ngành nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới trước những yêu cầu hội nhập kinh tế của vùng.
    2. Tổng quan về thực trạng chất lượng nguồn lực ở ĐBSCL
    - Đặc điểm lịch sử - văn hóa
    ĐBSCL là vùng địa lí, lịch sử văn hoá đặc sắc, một không gian văn hoá xã hội mang đặc trưng của cộng đồng đa tộc người, (Kinh –Hoa – Khơme - Chăm .), đa tôn giáo. Đó là một quần thể văn hoá đa dạng, đầy sức sống, có phong cách ứng xử tự do và sáng tạo. Đây là yếu tố đặc thù quan trọng nó tác động chính cũng như qui định các mối quan hệ giao lưu và ứng xử trong tất cả các lãnh vực của dân ĐBSCL từ khi mở cõi.
    Yếu tố kinh tế - xã hội, vùng có nền kinh tế nông nghiệp mang màu sắc “khẩn hoang”; các loại hình kinh tế đa dạng: kinh tế biển, kinh tế rừng, chủ yếu là nông nghiệp vùng gặp lũ. Với những nét đặt trưng của vùng kinh tế khẩn hoang này nó đòi hỏi tính năng động, sáng tạo đối với lưu dân ngay từ đầu, họ không chấp nhận một vòng lẩn quẩn của nền kinh kế tự cung tự cấp, bảo thủ mà họ sẵn sàng đổi mới, linh hoạt trong cạnh tranh và hợp tác để phát triển.
    - Đặc điểm nguồn nhân lực
    Với số dân gần 18 triệu ĐBSCL có lực lượng lao động khá dồi dào, số người ở độ tuổi lao động hơn 60% dân số vùng. Đó là một thuận lợi rất quan trọng để ĐBSCL đẩy nhanh nền sản xuất của vùng, song nguồn tài nguyên này đang chứa mâu thuẫn lớn đó là sức lao động dồi dào với trình độ, kĩ năng nghề thấp vì đa số họ chưa được đào tạo. Đến năm 2000, lao động có đào tạo là 8% (cả nước 15%), từ đó cho thấy nguồn lực lao động của ĐBSCL còn ở dạng tiềm năng.
    Vùng có các chỉ số tăng trưởng sôi động, nhưng có một thực trạng ai cũng nhìn thấy (trong các báo cáo gần đây của Bộ Giáo dục – Đào tạo) là vùng này người dân lao động có trình độ văn hoá, chuyên môn thấp nhất nước. Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tỷ lệ bình quân dân số được đi học mới đạt 51% , tới năm 2000 số người mù chữ chiếm gần 40%, và theo Bộ Giáo dục và Đào tạo về chỉ số HDI xếp vào thứ 3 và thấp hơn bình quân cả nước (0,696), với các chỉ số giáo dục như: trẻ bỏ học nhiều (THCS: 11.02%, cả nước 5,90%; THPT: 14.12% cả nước 9,19%), thiếu giáo viên: (GV tiểu học 1,18 GV/lớp cả nước 1,21; gv THCS:1,59 GV/lớp cả nước 1,70; GV THPT 1,52 GV/lớp cả nước 1,77). Theo nhà nước quy định thứ tự là 1,85 GVTHCS GV/lớp, 2,1 GV THPT,và vùng ĐBSCL có số lượng giáo viên đạt chuẩn thuộc loại thấp nhất nước . Đây là nguyên nhân chính tạo ra nguồn nhân lực chất lượng kém của vùng này.
    3. Đại học Sư Phạm Đồng Tháp trước yêu cầu lịch sử
    Từ cơ sở những đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội của vùng, ngày 06 tháng 11 năm 2001 Thủ Tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định số 173/2001/QĐ –TTg “Về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 -2005”, trong khoản b,5, điều 3 nêu rõ về việc phát triển giáo dục của vùng “Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng ở những tỉnh có điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhất là các ngành nông nghiệp và đào tạo đội ngũ giáo viên” “ và đầu tư xây dựng trường đại học sư phạm để đào tạo giáo viên cho vùng” .
    Cụ thể hóa quyết định trên, tháng 01 năm 2003, Thủ Tướng đã quyết định thành lập Trường đại học Sư phạm Đồng Tháp. Được thành lập trên những cơ sở khoa học và thực tiễn của vùng, Nhà trường trong 5 năm qua đã không ngừng phát triển và đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong vùng. Nhà trường đã đào tạo bổ sung nguồn giáo viên mới và nâng chuẩn giáo viên trong vùng.
    Những đóng góp đó được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo phong phú của nhà trường, ngoài ra trường đã năng động trong liên kết đào tạo lực lượng quản lí giáo dục có trình độ Cao học cho vùng.
    4. Chương trình đào tạo
    Khi thành lập nhà trường, từ 6 ngành sư phạm và một số ngành ngoài sư phạm đến năm học 2009 – 2010, nhà trường đã nâng số ngành đào tạo hệ đại học đến 17 ngành sư phạm và 13 ngành ngoài sư phạm và liên kết đào tạo sau đại học (SĐH) với các trường Đại học Vinh, Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
    Nâng chuẩn giáo viên tại các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, An Giang, Đà Lạt, Nha Trang.
    Liên kết đào tạo giáo viên mới tại các tỉnh: Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang các ngành có thế mạnh của trường như Sư phạm (Sp) Âm nhạc, Giáo dục thể chất, giáo dục Mần non, SP tin học, và ngành Quản lí giáo dục (bằng 2)
    Với sự năng động của mình, trường đã đẩy nhanh việc mở rộng các ngành nghề đào tạo theo hướng đa ngành như: Công tác xã hội, Quản Trị - kinh doanh, Việt Nam học, Quản lí đất đai, Kĩ thuật máy tính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...