Thạc Sĩ Trường ca Thanh Thảo

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Vào những năm bảy mươi của thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 1975- 1980, lịch sử văn học Việt Nam chứng kiến sự “nở rộ” của những sáng tác thơ dài hơi, có quy mô và dung lượng lớn, khái quát về các sự kiện và các biến cố lịch sử; về những số phận con người gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước. Phần lớn các tác phẩm này được các tác giả sáng tác và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học gọi là Trường ca. Trong số các trường ca sáng tác vào giai đoạn này đã có một số trường ca trở thành mẫu mực của nền thơ ca trữ tình cách mạng như: Bài ca chim chơ- rao (Thu Bồn), Theo chân Bác ( Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo)
    Thanh Thảo thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người đã dành phần lớn sự nghiệp sáng tác của mình cho thể loại trường ca. Thanh Thảo là một trường hợp đặc biệt kiên trì và thủy chung với thể loại này. Sau trường ca đầu tay gặt hái được rất nhiều thành công Những người đi tới biển (1977), Thanh Thảo đã ấp ủ và liên tiếp cho ra đời hàng loạt những trường ca đặc sắc, có sức bao chứa lớn làm nên tầm vóc của một nhà thơ chuyên về thể loại trường ca như: Đêm trên cát (1982), Những ngọn sóng mặt trời (gồm liên hoàn ba trường ca: Những nghĩa sỹ Cần Giuộc, Bùng nổ mùa xuân, Trẻ con ở Sơn Mỹ- 1985), và Trò chuyện với nhân vật của mình (2002) Hầu hết các trường ca của Thanh Thảo đều được dư luận độc giả và các nhà phê bình đương thời quan tâm và đánh giá cao.
    Trường ca của Thanh Thảo thấm đẫm chất sử thi, giàu tính tư tưởng và tầm khái quát, triết lý về sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình; về nguồn cội sức mạnh của dân tộc, đất nước; về những giá trị tinh thần cao cả tiềm ẩn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Nhưng đặc biệt hơn cả chính là việc Thanh Thảo đã luôn luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng và để lại trong mỗi tác phẩm những dấu ấn riêng không pha trộn với các tác giả khác cũng như không lặp lại chính mình.
    Ngày nay, khi nhìn lại bước đi của thơ ca dân tộc cũng như vai trò to lớn của nó trong nền văn học nói riêng, trong dòng chảy tinh thần của nhân dân nói chung, chúng ta càng thấy rõ những đóng góp không thể phủ nhận của trường ca Thanh Thảo. Với mong muốn tìm hiểu và khẳng định những nét độc đáo cũng như những đóng góp trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong các sáng tác trường ca của Thanh Thảo đã thôi thúc chúng tôi chọn Trường ca Thanh Thảo làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

    2. Lịch sử vấn đề

    2.1. Những ý kiến về thơ Thanh Thảo nói chung

    Đa số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi đánh giá về Thanh Thảo- nhà thơ tiêu biểu sau 1975- đều thống nhất cao về cái “mới” và “lạ” trong thơ ông, đặc biệt là một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, gai góc, quyết liệt đầy sức thuyết phục, thể hiện ý thức cách tân thơ ca rõ nét.
    Thiếu Mai trong bài Thanh Thảo- thơ và trường ca (1980) đã khẳng định: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy( ) Thơ Thanh Thảo là thơ của tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ ( ) đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ”[70, tr.97-98].
    Trong tập tiểu luận phê bình Những vẻ đẹp thơ của Nguyễn Đức Quyền cũng có những nét phác họa khái quát về thơ Thanh Thảo: “Thơ chống Mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường”[79,tr.59].

    Các tác giả Trần Đình Sử và Trần Đăng Suyền trong Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo đã nhận xét: “Những tập thơ Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học”[ 30,tr.119].
    Tác giả Lại Nguyên Ân với Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo đã đưa ra những ý kiến khá sắc sảo về thơ anh khi viết về người lính: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ ( ) và những nét vô danh bình thường này “như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ tuyên ngôn”[9,tr.135].
    Ở Thanh Thảo- gương mặt tiêu biểu sau 1975, tác giả Bích Thu đã nhận định: “Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc “một thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo” làm phong phú thêm tiếng nói của thơ hôm nay”[92, tr.422]. “Thơ anh là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực chiến tranh, về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước Tổ quốc, nhân dân”[92, tr.423].
    Cũng là những nhận định rất xác đáng về những đóng góp của thơ Thanh Thảo vào bộ mặt chung của thơ ca cách mạng, tác giả Nguyễn Việt Chiến trong Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ (2007) đã hào hứng ghi nhận: “Thanh Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực với một trái tim luôn luôn nông nhiệt, chân thành và bất bình trước mọi trả giá, bất công và bạo lực”[22, tr.75]. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo: “Ông là một tài năng không chịu đựng næi những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca. Bởi tính năng trong sáng tạo của con người thơ ông luôn bật lên những ý tưởng, những khao khát khám phá”[22, tr.81].

    Nguyễn Thụy Kha trong Thanh Thảo, người lính, những khúc ca lính Việt(1990) lại cho rằng: Thanh Thảo đã “thực sự cắm được cái mốc trên chặng đường tìm kiếm đầy gian truân này”[38, tr.78].
    Tác giả Bùi Công Hùng trong Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại(2000) đã tập trung nhận xét về: “Tính giao hưởng, tính phức điệu” trong thơ Thanh Thảo[27, tr.92].
    Ở Văn chương, cảm và luận, Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: Thanh Thảo là nhà thơ trẻ đã tạo được sự ứng xử đúng mực sau “mối tình đầu” của thơ chống Mỹ. Thơ Thanh Thảo không lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng độ cao. Thơ anh là “những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật chung quanh ta”[86,tr.75].
    Điểm qua những ý kiến đánh giá về thơ Thanh Thảo nói chung, chúng ta có thể thấy sự đánh giá cao của các nhà nghiên cứu về những đóng góp của thơ ông trong dòng thơ ca cách mạng cũng như những cách tân nghệ thuật độc đáo, đáng ghi nhận trong xu hướng hiện đại hóa thơ ca hiện nay.
    2.2. Những ý kiến riêng về trường ca Thanh Thảo

    Trong Thanh Thảo – một gương mặt thơ tiêu biểu sau 1975, sau khi có những phân tích đánh giá khá xác đáng về thơ Thanh Thảo nói chung, tác giả Bích Thu đã nhấn mạnh: “Trường ca Thanh Thảo mang đậm dấu vết cá nhân, không lặp lại bất cứ ai”[92, tr.426].
    Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền trong Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo (1983) đã khẳng định: Thể loại trường ca nở rộ thời gian vừa qua là một đóng góp quan trọng của “những cây bút trẻ xuất hiện trong thời chống Mỹ” trong đó “Thanh Thảo là một trong những tác giả tiêu biểu”[30. tr.168]. Nguyễn Thụy Kha ở Viết lại chiến tranh trong thời bình (1988) đánh giá: “Với cảm hứng giao hưởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vẫy vùng ở thể loại đầy tính phức điệu này để viết nên sự thật của cuộc chiến tranh”[38, tr.78].


    Trong Khối vuông rubich và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo (1990), Đông Hải đã có một cái nhìn khá khái quát về tư duy cấu trúc trong thơ và trường ca Thanh Thảo: “Thi sỹ là người đã xác lập những vòng tròn chuyển động bằng hình tượng tư duy muôn màu, muôn vẻ. Và, Thanh Thảo đã thành công qua khả năng tạo nên những “vòng quay” sáng tạo bằng một cấu trúc thơ mới mẻ, đa dạng để tự khẳng định mình, khẳng định cuộc sống”[24, tr.102-105]. Bùi Công Hùng trong cuốn Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2000) cho rằng: “Thanh Thảo trong Những người đi tới biển bằng tính giao hưởng, phức điệu đã “bộc lộ sự sung sức của tâm hồn, của kỹ năng thơ trên nhiều bậc thang khác nhau của sự biểu hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa dạng trong nội tâm, trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại”[27, tr.92].
    Trong Thanh Thảo, nghĩa khí- cách tân (2004), Chu Văn Sơn đề cập đến hai nội dung cơ bản là tinh thần “nghĩa khí” và ý thức “cách tân” [81,tr.92]. của Thanh Thảo qua đối tượng phản ánh và cấu trúc đa dạng của trường ca.
    Từ những kết quả khảo sát trên, chúng ta nhận thấy rằng, các bài viết chủ yếu nghiên cứu về thơ Thanh Thảo nói chung và đặc điểm của trường ca cùng với cấu trúc thể loại và vấn đề cách tân nghệ thuật thơ Thanh Thảo nói riêng. Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai thác trường ca Thanh Thảo dưới góc độ đặc trưng thẩm mỹ.
    Đây là một trong những lý do chủ yếu- như đã nói ở trên để chúng tôi lựa chọn đề tài này cho luận văn với hy vọng sẽ góp thêm một cách tiếp cận và lý giải hiện tượng sáng tạo thể loại trường ca trong văn học Việt Nam

    hiện đại.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Lựa chọn đề tài này, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là: Đặc trưng thẩm mỹ của những sáng tác thơ có quy mô lớn được gọi là trường ca của Thanh Thảo (bao gồm cả nội dung tư tưởng thẩm mỹ và hình thức nghệ
    thuật của thể loại).

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, trường ca là một sản phẩm lịch sử. Tuy nhiên, trường ca còn là một phạm trù thể loại chung của văn học nhân loại. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của luận văn là làm sáng tỏ mối quan hệ và liên hệ giữa thực tiễn sáng tác trường ca của Thanh Thảo và những kinh nghiệm thể loại trường ca sẵn có của văn học truyền thống trong và ngoài nước.
    4.2. Phân tích một cách có hệ thống và có định hướng những sáng tác trường ca của Thanh Thảo để khái quát những tư tưởng thẩm mỹ và ngôn ngữ
    thể loại của tác giả.
    4.3. Hình dung và nhận diện “khuôn mặt” trường ca của Thanh Thảo trong bức tranh chung với trường ca của các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước và trong sự vận động của thể loại này.
    5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

    5.1. Phương pháp nghiên cứu


    Ở luận văn này chúng tôi ưu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu loại hình tác phẩm của một tác giả cụ thể trong quá trình văn học cũng đòi hỏi chúng tôi phải sử dụng triệt để phươngpháp phân tích tác phẩm kết hợp với thi pháp học hình thức và thi pháp học lịch sử.

    5.2. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ những sáng tác dài hơi có quy mô của Thanh Thảo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tập trung, luận văn đặc biệt chú ý đến hai tác phẩm trường ca lớn mà chúng tôi cho là mang đặc trưng của thể loại rõ nhất như:
    1. Những người đi tới biển (1977)

    2. Những ngọn sóng mặt trời (Tác phẩm liên hoàn gồm ba trường ca:

    Những nghĩa sỹ Cần Giuộc, Bùng nổ mùa xuân và Trẻ con ở Sơn Mỹ- 1982).

    6. Đóng góp của luận văn

    Nghiên cứu chung về trường ca của nền văn học chống Mỹ trong đó có trường ca Thanh Thảo đã không ít các nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan tâm và có những kiến giải xác đáng. Song, nghiên cứu về trường ca của Thanh Thảo từ góc độ đặc trưng thẩm mỹ thể loại là tư tưởng nghệ thuật, luận văn hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói lý giải hiện tượng sáng tạo thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại.
    7. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tư liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
    Chương 1: Hiện tượng trường ca và trường ca Thanh Thảo Chương 2: Tư Tưởng thẩm mỹ trong trường ca của Thanh Thảo Chương 3: Đặc trưng nghệ thuật.




    MỤC LỤC




    Trang


    MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài . 2

    2. Lịch sử vấn đề . 3

    2.1. Những ý kiến về thơ Thanh Thảo nói chung 3

    2.2. Những ý kiến riêng về trường ca Thanh Thảo . 5

    3. Đối tượng nghiên cứu . 7

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7

    5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 7

    5.1. Phương pháp nghiên cứu 7

    5.2. Phạm vi nghiên cứu 8

    6. Đóng góp của luận văn . 8

    7. Kết cấu của luận văn . 8

    NỘI DUNG 9

    CHưƠNG 1 . 9

    HIỆN TưỢNG TRưỜNG CA VÀ TRưỜNG CA . 9

    CỦA THANH THẢO 9


    1.1. Sơ lược về thể loại trường ca 9

    1.1.1. Về nội hàm khái niệm “trường ca” 9

    1.1.2. Khái niệm trường ca và một số ý kiến về trường ca trong văn học

    Việt Nam hiện đại 11

    1.2. Hiện tượng sáng tạo trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại 14

    1.2.1. Những tiền đề lịch sử và văn học của trường ca 15

    1.2.1.1. Tiền đề lịch sử . 15

    1.2.2. Tiền đề văn học 16

    1.2.2. Về các chặng đường phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại 19

    1.2.3. Đặc điểm thẩm mỹ của trường ca Việt Nam hiện đại . 23

    1.2.3.1. Về nội dung 23

    1.2.3.2. Về kết cấu . 26

    1.3. Thơ trư tinh va trương ca cua Thanh Tha o 28

    1.3.1. Thơ trư tinh cua Thanh Thao . 28

    1.3.2. Trường ca Thanh Thảo .34

    CHưƠNG 2 . 37

    Tư TưỞNG THẨM MỸ TRONG TRưỜNG CA . 37

    CỦA THANH THẢO 37


    2.1. Tư tưởng thẩm mỹ, tứ thơ lớn của trường ca .37

    2.2. Những người đi tới biển hay sứ mệnh lịch sử của thế hệ trẻ cầm súng .40

    2.3. Những ngọn sóng mặt trời, biểu tượng kết tinh của tư tưởng nhân dân 50

    2.4. Niềm trăn trở thế sự trong các tác phẩm trường ca Thanh Thảo viết sau chiến

    tranh .61

    CHưƠNG 3 . 72

    ĐẶC TRưNG NGHỆ THUẬT 72


    3.1. Kết cấu trường ca của Thanh Thảo 72

    3.1.1. Kiểu kết cấu theo sự kiện và tuyến sự kiện . 75

    3.1.2. Kiểu kết cấu theo mạch cảm xúc và tâm trạng . 82

    3.2. Biểu tượng 87

    3.2.1. Hệ biểu tượng sóng, cát và mặt đất– sức mạnh tiềm ẩn của quần

    chúng nhân dân . 89

    3.2.2. Hệ biểu tượng cỏ, lửa - sức mạnh bền bỉ và ý chí tất thắng của cái tôi thế hệ 95
    3.3. Giọng điệu 100

    KẾT LUẬN 107

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...