Thạc Sĩ Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động vùng Duyên hải Bắc bộ 

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    8

    I/ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1. Đề tài: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
    VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
    2. Làm rõ các khái niệm:
    -Đào tạo:Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề
    nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học
    lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách
    có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả
    năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo
    thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập
    đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có
    một trình độ nhất định.
    -Xuất khẩu lao động: Là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng
    lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ
    cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Xuất
    khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho
    nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích
    kinh tế khác.
    Xuất khẩu lao động có 5 hình thức:
    Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước
    Hợp tác lao động và chuyên gia 9

    Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng
    công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu
    tư ra nước ngoài
    Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao
    động (chủ yếu)
    Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ
    chức nước ngoài.
    -Vùng duyen hải bắc bộ:Là một vùng đất rộng lớn nằm quanh
    khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất
    bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc
    Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái
    Bình, Nam Định, Ninh Bình. Không giống như vùng đồng bằng
    sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng duyên hải bắc bộ chỉ có 2
    tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này
    thường được gọi là châu thổ sông Hồng.
    -TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VÙNG
    DUYÊN HẢI BẮC BỘ: Là trung tâm đào tạo, dạy nghề cho lực
    lượng lao động xuất khẩu ra nước ngoài và là 1 trong những
    trung tâm có chức năng tương tự tại vùng duyên hải bắc bộ.


    -Hải Phòng :Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng
    đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và
    công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, 10

    giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng
    là thành phố lớn thứ 3
    [2]
    của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí
    Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung
    ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần
    Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người,
    trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm
    53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.-TRUNG TÂM ĐÀO
    TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ: Là
    trung tâm đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động xuất khẩu ra nước
    ngoài và là 1 trong những trung tâm có chức năng tương tự trong cả
    nước.được đặt tại thành phố Hải Phòng.
    3. Lý do chọn đề tài.
    3.1 Đề tài TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ XUẤT KHẨU LAO VÙNG
    DUYÊN HẢI BẮC BỘ là một đề tài thực tế và có tính đa dạng, tính
    thời sự, xã hội tốt.
    3.2 Lợi ích của việc xuất khẩu lao động:
    + Giải quyết việc làm: Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi
    và tiếp tục tăng trưởng, phần lớn người Việt Nam vẫn trong tình trạng
    nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao. Mong muốn cải
    thiện đời sống là nguyên nhân chính thúc đẩy người lao động Việt
    Nam đi làm việc tại nước ngoài.
    II/ QUY MÔ ĐỒ ÁN
    . 1. Số lượng lao động dự kiến đào tạo mỗi năm 11

    Theo số liệu của Bộ lao động thương binh xã hội, tổng số lao động
    xuất khẩu ra các nước năm 2014 là 90.000 lao động, dự kiến trong
    năm 2015 là 95.000 và tiếp tục tăng trong tương lai khi khai thác các
    thị trường lao động mới. Ước tính vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm
    1/5 tổng số lao động xuất khẩu của cả nước là 18.000. Trừ các doanh
    nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, ước tính
    TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VÙNG
    DUYÊN HẢI BẮC BỘ (TTĐTLĐXKVDHBB) sẽ xuất khẩu 2500-
    3000 lao động mỗi năm.

    2. Thị trường xuất khẩu và các ngành nghề đào tạo
    2.1 Thị trường xuất khẩu:Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước
    Trung Đông, Nam Phi . Chủ yếu là thị trường Nhật Bản, chiếm 50%
    tổng số lao động xuất khẩu ra nước ngoài.
    - những năm gần đây Nhật Bản hiện tiếp nhận nhiều lao động Việt
    Nam nhất. Ngành nghề phổ biến nhất là xây dựng, điện tử, chế biên,
    trồng trọt Hàn Quốc chủ yếu tuyển nam giới và đi các ngành như
    xây dựng, cơ khí
    - Malaysia hay tuyển nam nữ đi làm may, điện tử, xây dựng
    - Các thị trường Trung Đông, Nam Phi chỉ tiếp nhận lao động nam
    trong ngành xây dựng và cơ khí (cơ khí chủ yếu là hàn)
    - Thị trường Úc chủ yếu tiếp nhận khá ít lao động và chủ yếu là lao
    động làm nông nghiệp và làm thực phẩm. - Thị trường xuất khẩu đi các nước Đông Âu, Nga hiện tại chủ yếu
    dành cho các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và đi chui là chính. Ngành nghề
    nhiều nhất là dệt may cho nữ
    - Các thị trường nhỏ mới tiếp nhận hoặc đang trong thời gian bắt đầu
    triển khai thường là các ngành nông nghiệp, xây dựng


    2.2 Các ngành nghề đào tạo:
    Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
    LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ sẽ đào
    tạo các ngành nghề chủ yếu như xây dựng, dệt may, cơ khí và nông
    nghiệp, y tế. Trong đó, ngành cơ khí chủ yếu là hàn, ngành nông
    nghiệp chủ yếu là lai ghép giống.Đây là những ngành nghề cấp thấp,
    dễ làm, không yêu cầu cao về tiếng (lao động Việt Nam rất lười học
    tiếng). Những ngành nghề này không yêu cầu cao về kinh nghiệm, tay
    nghề, chất lượng lao động. Rõ ràng lao động nước ta ít tiếp xúc với
    công nghệ máy móc tiên tiến, tiếng kém, ngoại hình nhỏ nên chỉ có
    thể tham gia vào những ngành nghề này. Những quốc gia tiếp nhận
    lao động thường thiếu hụt trong những ngành này hoặc mong muốn
    tiếp nhận nguồn nhân lực giá rẻ. Một số đất nước tiên tiến, rất ít người
    dân bản địa định hướng làm những công việc như xây dựng, nông
    nghiệp, dệt may, dây truyền sản xuất
     
Đang tải...