Báo Cáo Trung quốc với chiến lược cường quốc nhân tài

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRUNG QUỐC VỚI CHIẾN LƯỢC
    CƯỜNG QUỐC NHÂN TÀI


    Phạm Quang Diệu - biên dịch(2004)


    Trong bài phát biểu tại hội nghị phát triển nguồn nhân tài Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh 12/2003, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói "Trung Quốc cần nắm vững thời cơ, thực hiện chiến lược cường quốc nhân tài". Tổng bí thư nhấn mạnh "kiên trì cải cách theo hướng thị trường điều phối nguồn nhân tài". Đầu năm 2004, Trung Quốc đã thông qua “Chiến lược phát triển dựa trên nguồn vốn con người” với mục tiêu phát huy vị thế của Trung Quốc dựa trên nền tảng tri thức. Từ năm 2000, các chính sách khuyến khích của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các nhà khoa học đào tạo ở nước ngoài trở về. Trải qua 1/4 thế kỷ, quá trình ươm trồng những người con ưu tú đào tạo ở nước ngoài, giờ đây đã đến ngày gặt hái kết quả. Tuy nhiên, đối với các nhân tài này, bổng lộc cũng như việc trở nên giàu có nhanh chóng không phải là toàn bộ câu chuyện. Mối dây liên hệ mật thiết giữa văn hoá, gia đình đã lôi kéo họ quay trở lại, cùng với đó là lòng thôi thúc được đóng góp cho quê hương.

    Những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc mới đây đã thông qua “Chiến lược cải tổ Trung Quốc bằng nguồn nhân lực” với mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh của nền giáo dục tri thức lên tầm quốc tế. Nhờ động lực từ chính sách khuyến khích của chính phủ, từ năm 2000, Trung Quốc đã và đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các trí thức đào tạo ở nước ngoài trở về nước. Những trí thức này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo then chốt trong giới chính trị và nghiên cứu của Trung Quốc.

    THU HÚT NHÂN TÀI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN


    Trên một Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới, Henry Rosovsky - cựu giám đốc điều hành của Đại học Harvard - viết “Khi mọi người nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức thì một nền giáo dục tri thức cao sẽ trở nên quan trọng”. Báo cáo chỉ ra “của cải ngày càng ít phụ thuộc vào nhà máy, đất đai, công cụ lao động hay máy móc. Ngày nay, nguồn nhân lực - nguồn lực có được từ tri thức và các kỹ năng sau khi đuợc đào tạo tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu – chính là lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia". Báo cáo đã chỉ ra rằng, ở Hoa kỳ, nguồn lực con người “quan trọng ít nhất là gấp 3 lần so với tư bản hữu hình”.

    Chính phủ Trung Quốc dường như đã nhận ra vai trò sống còn của nguồn tài nguyên này trong quá trình cải tổ. Nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã đề ra nhiều quyết sách để cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực. Năm 1998, Chủ tịch Giang Trạch Dân phát biểu, “Trung Quốc nên xây dựng một số trường đại học có đẳng cấp quốc tế”. Năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã phát biểu: “Trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ không tập trung vào thu hút nguồn vốn tài chính nữa mà thay vào đó là nguồn nhân lực và công nghệ của thế giới.” Ngay sau khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã triệu tập một cuộc họp Bộ chính trị phát triển nội dung trọng tâm là nguồn nhân lực của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tập hợp mọi nguồn lực kinh tế vào “3 mối liên kết chính” của nguồn nhân lực, đó là: đào tạo, tuyển dụng và phát huy tốt nhất nguồn tài năng.



    So sánh đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc và các nước

    Trung Quốc hiện nay chi tiêu khoảng 2,5% GDP cho giáo dục trong khi đó 30% cho các hoạt động sản xuất. So với các nước khác thì tỷ trọng đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc thấp hơn so với các nước khác. Số liệu này đối với Hoa Kỳ là 5,4% và 17%, ở Hàn Quốc 3,7% và 30%.

    Nguồn: James J. Heckman. 2002.


    Vấn đề tuyển dụng các trí thức đã đào tạo ở nước ngoài hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược “Phát triển dựa trên nguồn vốn con người”. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình đi những bước đầu tiên bằng quyết định gửi một số lượng lớn các nghiên cứu viên và trí thức đi tu nghiệp ở nước ngoài vào năm 1978, đến nay, đã có khoảng 700.200 người học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó, phần lớn là được cử đi học tại Mỹ. Trước đây, phần lớn học sinh Trung Quốc không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Một số năm gần đây, làn sóng hồi hương của các trí thức này tăng mạnh. Đến cuối năm 2003, đã có khoảng 172.800 trí thức và nghiên cứu viên tốt nghiệp, quay trở lại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

    Nhóm trí thức hồi hương này hiện nay đang nổi lên thành tầng lớp tinh hoa trong xã hội Trung Quốc và được gọi hình ảnh bằng một Hoa ngữ mới, “haiguipai” (hải ngoại phái). Mới đây, trên tờ Tân Hoa Xã đã viết rằng, các haiguipai này đã chuyển từ “im lặng” sang “trở nên chính chắn” với tư cách là lớp chính trị gia sắc sảo và dứt khoát của Trung Quốc. Những nỗ lực sau ¼ thế kỷ gửi những người con ưu tú nhất học tập tại nước ngoài giờ đây đã đến ngày hái quả.

    Lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của làn sóng trí thức quay trở về lại là ngành giáo dục. Hiện nay, đa số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã từng theo học hoặc là giáo sư thỉnh giảng tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài. Nhờ vậy, họ được nắm giữ những vị trí quan trọng nhất của nền giáo dục tri thức cao ở Trung Quốc. Cả Trần Trí Lợi, cựu bộ trưởng và Chu Kỳ, bộ trưởng giáo dục đương nhiệm đều đã từng học tập ở Hoa Kỳ vào những năm 1980. Hơn 50% cán bộ làm việc trong các trường, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ giáo dục đã từng tu nghiệp ở nước ngoài. Hơn nữa, 81% cán bộ của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), 54% cán bộ của Viện Công trình Kỹ thuật Trung Quốc và 71% cán bộ phụ trách các dự án nghiên cứu công nghệ quốc gia là những người đã học tập ở nước ngoài, nay đã hồi hương.

    Cùng với sự hiện diện ở khắp mọi nơi trong giới lãnh đạo của ngành giáo dục, một vài năm qua, những người đã tiếp thu học vấn phương Tây còn nắm giữ vai trò then chốt trong rất nhiều lĩnh vực khác. Một số nhân vật điển hình bao gồm: Thứ trưởng Bộ Thương mại Cao Phúc Thành (Tiến sỹ tại trường Paris 7), Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Lưu Minh Khang (MBA, Đại học London, 1987), Chánh án Toà án tối cao Vạn Nhị Hương (I.D, Đại học Yale, 1988) và thị trưởng Thẩm Dương Lý Hồng Trọng (MBA, Đại học Havard, 1997). Sự hiện diện của giới trí thức Tây học này đang trở thành những trụ cột trong công cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới của Trung Quốc sẽ diễn ra trong vòng 1 thập kỷ tới.

    Giới tinh hoa này đang toả sáng trong các trường đại học, khoa học và công nghệ, ngoại thương, ngân hàng và tài chính, và sau khi kinh qua vai trò lãnh đạo ở các thành phố phát triển, đang nhanh chóng tiến lên các vị trí có quyền lực cao hơn. Trong khi đó, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo lại bắt đầu sự nghiệp ở những tỉnh nằm sâu trong đại lục, với kinh nghiệm lãnh đạo Đảng, Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc hoặc các chính quyền địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...