Luận Văn Trung Quốc sau gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tác động và những giải pháp để nâng cao nă

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
    Trong lịch sử nhiều nghìn năm, Trung Quốc luôn là nước lớn, chiếm
    một vị trí quan trọng ở châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không phát
    triển thành một nước công nghiệp hóa trong giai đoạn hình thành và phát
    triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn quốc.
    Vào giai đoạn xu hướng toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ từ giữa thập
    niên 1970, Trung Quốc đã nhanh chóng hội nhập dòng thác này “theo
    cách riêng” của mình. Quyết tâm và mục tiêu canh tân lần này của Trung
    Quốc định hình với phương châm và phương hướng rõ ràng. Trung Quốc
    không những đã chọn đúng thời điểm, mà còn tìm cách tạo ra thời điểm
    thuận lợi cho chính sách mở cửa của mình.
    Ý thức và hiểu rõ tiềm năng và tiềm lực của mình, Trung Quốc đã
    quyết định đưa đơn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngay từ
    năm 1985 (lúc đó còn mang tên Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu
    dịch - GATT) và đến cuối năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên
    chính thức của WTO.
    Việc Trung Quốc gia nhập WTO có ý nghĩa rất quan trọng đối với
    Việt Nam, vì đây là hai quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền
    sông”, có nhiều mối quan hệ, trước hết là quan hệ kinh tế, với thể chế và
    trình độ phát triển có nhiều nét tương đồng. Việc Trung Quốc gia nhập
    WTO sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại và làm nảy
    sinh nhiều thách thức và cơ hội trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thứ
    nhất, sức ép cạnh tranh về thương mại hàng hóa sẽ tăng lên ở cả thị
    trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, cạnh tranh
    về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ trở nên gay gắt hơn. Thứ
    ba, là tác động đến việc chuyển đổi và điều chỉnh cơ cấu các ngành công
    nghiệp Việt Nam Trong bối cảnh đó, rất cần có một sự nghiên cứu về
    những thành tựu kinh tế nói chung, công nghiệp Trung Quốc nói riêng, kể
    2
    từ sau khi nước này gia nhập WTO nhằm mục đích nhận diện rõ thách
    thức và dự báo được khó khăn nảy sinh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
    tế nói chung cũng như công nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, đưa ra
    những đối sách để biến những thách thức, khó khăn đó thành những cơ
    hội để công nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước
    lẫn nước ngoài, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Hơn nữa, việc nghiên cứu này
    phần nào giúp chúng ta hiểu sâu hơn và có hệ thống về những vấn đề liên
    quan đến cải cách kinh tế của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO,
    từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình đổi
    mới để hội nhập kinh tế quốc tế cũng như để thực thi những cam kết sau
    khi trở thành thành viên chính thức của WTO.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Có thể nói tự do hóa thương mại, sự phát triển “thần kỳ” của Trung
    Quốc và năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong quá trình
    hội nhập kinh tế quốc tế là những đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà
    nghiên cứu trong nước, khu vực cũng như trên thế giới.
    - Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã được rất nhiều tài liệu nghiên
    cứu, tiêu biểu nhất là “Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ và thách thức”
    của PGS. TS. Võ Đại Lược cùng tập thể, “Trung Quốc gia nhập WTO,
    kinh nghiệm với Việt Nam” của TS. Đỗ Tiến Sâm cùng tập thể, “Trung
    Quốc gia nhập WTO và tác động tới Đông Nam Á” của TS. Đỗ Tiến Sâm
    và PGS. TS. Lê Văn Sang (chủ biên) . Tuy nhiên, phần lớn, các tài liệu
    này mới tập trung vào việc nêu và phân tích (i) những tác động, tích cực
    lẫn tiêu cực, đến các vấn đề về chính trị, xã hội, chính sách kinh tế vĩ mô
    của những ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc; (ii) quá trình và nội
    dung đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc; (iii) một số bài viết được
    các nhà nghiên cứu, dù là trong nước hoặc ngoài nước, viết vào thời điểm
    Trung Quốc chưa gia nhập WTO nên nội dung còn mang tính dự báo hoặc
    “tiên liệu” nhưng thực tế sau khi Trung Quốc đã trở thành thành viên
    chính thức thì những dự báo hoặc “tiên liệu” này không hoàn toàn diễn ra
    3
    theo nhận định ban đầu của các tác giả; (iv) tiếp cận chưa đầy đủ một số
    tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến công nghiệp Việt Nam,
    đặc biệt là những tác động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản
    phẩm công nghiệp; và (iv) số liệu của một số tài liệu đã dẫn không còn
    mang tính thời sự.
    - Cũng có rất nhiều công trình tiến hành nghiên cứu và đánh giá về
    năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, Bộ Công
    nghiệp có nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
    công nghiệp, Bộ Thương mại phối hợp với Cộng đồng châu Âu tiến hành
    điều tra đánh giá về năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt
    Nam. Một số cơ quan như Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
    Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp),
    Viện Kinh tế Việt Nam, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, Trường
    đại học Kinh tế quốc dân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
    Nam . đã có nhiều báo cáo khoa học, sách và tạp chí đánh giá thực trạng
    và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
    nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, như “Hoàn
    thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” của GS.TS. Kenichi
    Ohno và GS.TS. Nguyễn Văn Thường, “Nâng cao năng lực cạnh tranh
    quốc gia” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và UNDP,
    “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh. Kinh nghiệm
    của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á” của TS. Đỗ Đức Định .
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh
    quan trọng, làm thế nào để công nghiệp Việt Nam có thể “đứng vững”
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các tài liệu trên (i)
    chưa đưa ra được một cách cụ thể những lợi thế so sánh tĩnh cũng như lợi
    thế so sánh động của một số ngành công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam
    so với Trung Quốc; (ii) đặc biệt, chưa làm rõ những tác động của việc
    Trung Quốc gia nhập WTO đối với năng lực cạnh tranh của một số ngành
    công nghiệp Trung Quốc và Việt Nam; (iii) mới tập trung phân tích chính
    4
    sách vĩ mô mà chưa đi sâu vào từng ngành nghề, từng sản phẩm công
    nghiệp cụ thể; và (iv) giải pháp đưa ra còn mang tính “định hướng”
    chung mà chưa chi tiết đến từng cấp, ngành, doanh nghiệp.
    Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên đây rất hữu ích cho chúng
    tôi trong việc nghiên cứu đề tài: Trung Quốc sau gia nhập Tổ chức
    Thương mại thế giới (WTO): Tác động và những giải pháp để nâng
    cao năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam. Điều
    quan trọng khi nghiên cứu sâu về đề tài này là ngoài việc kế thừa các
    nghiên cứu trước đây, với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân hơn mười
    lăm năm trực tiếp làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
    dùng; có điều kiện tiếp cận với các nước, khu vực kinh tế có nền công
    nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc . và gần đây là
    Trung Quốc, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách toàn
    diện và liên tục các chính sách vĩ mô và vi mô có liên quan nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và công nghiệp Việt
    Nam.
    3. Mục đích nghiên cứu
    a. Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và
    năng lực cạnh tranh các cấp, trong đó nhấn mạnh các yếu tố, tiêu chí, mô
    hình mà người ta thường sử dụng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh
    tranh ngành và xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành.
    b. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến
    kinh tế Trung Quốc, chủ yếu đến công nghiệp nước này cũng như đến
    công nghiệp Việt Nam để từ đó rút ra những vấn đề chủ yếu nảy sinh.
    c. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp
    tiêu biểu của Việt Nam, đối chiếu với các ngành công nghiệp tương ứng
    của Trung Quốc, để đưa ra những đối sách nhằm nâng cao năng lực cạnh
    tranh cho công nghiệp Việt Nam.
    4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phân tích những tác động của việc
    5
    Trung Quốc gia nhập WTO đến công nghiệp Việt Nam và thực trạng
    năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp tiêu biểu của Việt
    Nam. Qua đó, đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
    và phát triển công nghiệp Việt Nam.
    b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những tác động trực
    tiếp đến một số ngành công nghiệp Việt Nam kể từ sau năm 2001, thời
    điểm Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO. Những tác
    động khác, ngoài công nghiệp, chỉ mang tính tham khảo hoặc liên hệ khi
    cần thiết.
    c. Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp chính được sử dụng
    trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp dựa trên số liệu sơ
    cấp và thứ cấp; phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh và có tính
    đến các giai đoạn phát triển cụ thể của mỗi quốc gia.
    5. Đóng góp của luận án
    a. Hệ thống hóa lại một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của cạnh
    tranh, tác dụng của năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp,
    sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi quốc gia hội nhập kinh
    tế quốc tế.
    b. Phân tích những tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến
    các các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc mà tập trung là các ngành
    công nghiệp có ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp Việt Nam như
    dệt may, da giày, điện tử .
    c. Đưa ra một số chính sách ở tầm vĩ mô lẫn giải pháp ở cấp vi mô
    nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc
    gia nhập WTO.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài các trang bìa, mục lục, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh
    mục tài liệu tham khảo ., luận án bao gồm các phần: mở đầu, ba chương
    6
    và kết luận.
    Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, mục
    đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
    Chương 2: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương
    mại thế giới (WTO) đến công nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.
    Chương 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam
    trước việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    Kết luận: Tóm lược lại những kết quả rút ra từ nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...