Chuyên Đề Trung quốc gia nhập WTO và ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Trung quốc gia nhập WTO

    và ảnh hưởng đến
    hoạt động ngoại thương
    của Việt Nam




    ?Phần mở đầu

    I- Tính cấp thiết của đề tài:
    Thực tiễn những ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO thể
    hiện rõ nét từ khi nước này chính thức gia nhập, nó ảnh hưởng đầu tiên đến
    mức thuế thấp hơn và xoá bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan mà hàng
    hoá xuất khẩu của Trung Quốc phải chịu, tiếp đó là tâm lí của các nhà nhập
    khẩu nước ngoài, đến các yếu tố làm giảm chi phí, dẫn đến sức cạnh tranh
    được nâng cao so với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng từ năm
    2001, tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam cũng tăng mạnh. Có
    thể giải thích bởi 2 lí do: một là hoạt động ngoại thương song phương Việt
    Nam - Trung Quốc tăng lên. Trung Quốc là một trong những đối tác ngoại
    thương quan trọng của nước ta. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh
    dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước có những dấu hiệu tốt lên.
    Hai là, cùng với việc gia nhập WTO, Trung Quốc tham gia rộng hơn và sâu
    hơn vào phân công lao động quốc tế, một số mặt hàng Trung Quốc không có
    lợi thế cạnh tranh so sánh, sẽ được hạn chế, ví dụ như một số mặt hàng nông
    sản, khoáng sản.
    Thể hiện của những tác động trên là từ sau năm 2001, tổng mức lưu
    chuyển ngoại thương của nhập siêu của Việt Nam ngày càng tăng nhanh và
    mạnh. Đến năm 2003, tổng mức lưu chuyển ngoại thương là 45.4 tỉ USD so
    với 35.5 tỉ USD năm 2002, tăng 24.6% so với năm 2002 (tốc độ tăng của
    năm 2002 so với năm 2001 là 16.7%). Bên cạnh đó, nhập khẩu tăng mạnh
    hơn (27.8%) xuất khẩu (20.6%) là nguyên nhân tăng mức nhập siêu năm
    2003 tới 5.1 tỉ (25.3%), cao nhất từ trước tới thời điểm đó1.
    Vậy cơ sở của những tác động đó là gì? Những tác động đó như thế
    nào? Đánh giá những tác động cụ thể ra sao? Hoạt động ngoại thương của
    Việt Nam có thể sẽ diễn biến như thế nào? Và một số kiến nghị, giải pháp sẽ
    được trình bày dưới đây.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn, khâu thu thập số liệu có nhiều khó
    khăn, bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thày cô, bạn đọc thông cảm và góp
    ý, chỉ dẫn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
    1 Xuất nhập khẩu hàng hoá - Nhà xuất bản Thống kê - 2005


    II- Đối tượng nghiên cứu:
    ? Tình hình phát triền kinh tế -xã hội Trung Quốc và Việt Nam
    nói chung.
    ? Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trên
    các thị trường chung: Mỹ, EU và Nhật Bản trên bốn mặt hàng
    chủ yếu: dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản
    phẩm điện tử.
    ? Hoạt động thương mại hai chiều giữa Việt Nam- Trung Quốc.
    ? Các hiệp định thương mại song phương BTAvà các quy định của
    WTO.
    III- Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ chế, phạm vi, mức độ tác động của sự kiện Trung Quốc
    gia nhập WTO đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam và tìm ra những
    giải pháp thực tiễn trước mắt và lâu dài để hạn chế các nguy cơ xấu và phát
    triển, tận dụng các cơ hội cho ngoại thương Việt Nam trước tác động của sự
    kiện này.
    IV- Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích các số liệu,
    tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá khách quan, chính
    xác về tình hình thực tế; kết hợp vận dụng các lý thuyết kinh tế, đưa ra các
    dự đoán diễn biến kinh tế trong tương lai để bình luận và giải quyết vấn đề.
    V- Phạm vi nghiên cứu:
    Công trình nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu trên phạm vi tổng thể
    hoạt động ngoại thương của Việt Nam dưới tác động của việc Trung Quốc
    gia nhập WTO chứ không đi chi tiết vào các ngành cụ thể :
    Về mặt thời gian, các số liệu và thông tin, đánh giá đều được tính
    từ cuộc cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978 cho đến
    nay, chủ yếu từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, cuối năm 2001, và từ đầu
    năm 2005, khi Trung Quốc chính thức được hưởng những ưu đãi thương mại
    của WTO.



    VI- Kết quả nghiên cứu dự kiến:
    Phân tích, lý giải tầm quan trọng và cơ chế tác động của sự kiện
    Trung Quốc gia nhập WTO đối với hoạt động ngoại thương của Việt
    Nam.
    Nghiên cứu tác động của sự kiện này đối với hoạt động mậu dịch
    song phương giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc và với hoạt động
    xuất khẩu một số mặt hàng giống nhau: dệt may, da giầy, thủ công mỹ
    nghệ, sản phẩm điện tử, trên các thị trường chung : Mỹ, EU và Nhật
    Bản.
    Tìm ra các giải pháp mang tính thực tiễn ở tầm vĩ mô, cho chính
    phủ và nhà nước, cũng như ở tầm vi mô cho các doanh nghiệp để có thể
    phát triển hơn nữa hoạt động ngoại thương của Việt Nam trước mắt và
    lâu dài, trong quan hệ kinh tế đối ngoại với Trung Quốc cũng như trên
    thị trường thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...