Tiểu Luận Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Con người là một vấn đề muôn thuở, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mà như Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất – đó là khoa học về con người. Càng tiến về phía trước để chinh phục giới tự nhiên bao nhiêu, con người càng cảm thấy sự nghèo nàn, thiếu hụt, hời hợt của mình bấy nhiêu trong giải thích, tìm hiểu, trong nghiên cứu và khám phá bản thân mình. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề con người càng nổi lên cấp bách, mang tính thời sự, tính nhân loại, toàn cầu, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề con người.

    Con người là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các môn khoa học, đặc biệt là các khoa học xã hội và nhân văn. Mặc dù phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề của các môn khoa học riêng biệt có khác nhau, song phải thừa nhận rằng, đối tượng và chức năng nghiên cứu của các môn khoa học đó không có gì khác ngoài con người và nhằm phục vụ con người. Khác với những môn khoa học khác, nghiên cứu con người ở những góc độ riêng, triết học nghiên cứu con người ở góc độ chung nhất, khái quát nhất. Triết học cũng như các ngành khoa học nhân văn đều có trách nhiệm vươn tới hoàn thiện sự hiểu biết về con người, và những gì liên quan tới cuộc sống con người. Khoa học kĩ thuật càng phát triển, loài người có điều kiện hiểu về mình càng rõ hơn. Con người là chủ thể sáng tạo của mọi sáng tạo, của phát triển và tiến bộ. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu con người hoặc chăm lo lợi ích con người phát huy yếu tố con người có ý nghĩa lớn lao trong sự đổi mới toàn diện nước ta.

    Luận điểm của Mác về con người viết trong tác phẩm “Luận cương về Phơ bách” (1845) “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” là định nghĩa về con người chứa đựng tính nhân đạo cao cả, cho đến nay nó còn nguyên giá trị về lí luận và tư tưởng, soi sáng về phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu về con người - vấn đề trọng tâm của mọi khoa học, để đi tới mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người và giải phóng nhân loại. Thời gian gần đây, những biến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng làm cho vấn đề con người trở nên sôi động và bức xúc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới hướng mục tiêu vào chiến lược con người ở

    nước ta, việc nghiên cứu bản chất con người trong vấn đề giáo dục nhân cách có ý nghĩa thời sự, cấp bách.


    Mở đầu

    Nội dung

    Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác

    1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông.

    1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây.

    Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người

    2.1. Tính hiện thực của bản chất con người.

    2.2. Bản chất con người – Tổng hoà các quan hệ xã hội.

    Chương 3: Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta.

    Kết luận

    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...