Tài liệu Trọng tài thương mại và Tòa án

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trọng tài thương mại và Tòa án
    Giống nhau: đều là hình thức tố tụng để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
    Khác nhau:
    Giải quyết tranh chấp bằng tòa án:
    - chủ thể tiến hành tố tụng: những người tiến hành tố tụng nhân danh nhà nước: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.
    - Những người tham gia tố tụng: nguyên đơn, bị đơn và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan
    - Xét xử công khai tạo đều kiện cho người dân giám sát
    Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh nước CHXHCN Việt Nam quyết định đưa vụ tranh chấp ra xét xử theo trình tự Tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự đương nhiên là phải chặt chẽ, với nhiều thủ tục tố tụng rườm rà, thời gian kéo dài; xét xử công khai; án được tuyên không tuỳ thuộc ý chí các bên mà là kết quả nghị án của Hội đồng xét xử .
    Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
    Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ
    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
    Chủ thể tiến hành tố tụng: các trọng tài viên, sau khi giải quyết xong sự việc có quyền ra quyết định nhưng không nhân danh nhà nước. cơ chế giải quyết bằng trọng tài thương mại kết hợp 2 yếu tố thỏa thuận và tài phán.
    trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, chỉ nhận giải quyết các vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận bằng văn bản về việc chọn trọng tài. Quá trình giải quyết, được thực hiện theo nguyên tắc “phân xử trọng tài” phù hợp với quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại và quy chế của Tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Thủ tục giải quyết có nhiều mặt ngược với tố tụng toà án.
    Ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với giải quyết tại toà án
    Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có những ưu điểm vượt trội so với giải quyết tranh chấp tại toà án. Những ưu điểm đó là:
    - Đề cao ý chỉ tự do thoả thuận của các bên tranh chấp;
    - Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng, nhanh, gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan;
    - Nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó, có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh;
    - Các bên đương sự được tự do lựa chọn trọng tài viên. Cách thức lựa chọn trọng tài và Hội đồng trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng;
    - Trọng tài viên - người chủ trì phân xử tranh chấp, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm giải quyết đối với lĩnh vực của vụ tranh chấp;
    - Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của toà án;
    - Tố tụng trọng tài không bị ràng buộc về mặt lãnh thổ, nghĩa là các bên muốn chọn trung tâm trọng tài nào cũng được, bất kể địa chỉ của họ ở đâu;
    - Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài thì có thể kiện ra toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án;
    - Quyết định giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài phải được các bên thi hành nhanh chóng, trong thời hạn 30 ngày. Quá hạn đó, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định trọng tài;
    - Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện;
    - Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trên các mặt sau: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài.
    - Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi ích của một bên bị xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; kê biên tài sản tranh chấp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài khoản tại ngân hàng.
    - Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ những vấn đề nhạt cảm. Trong khi đó, toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ “pháp lý”.
    Tuy nhiên, tranh chấp kinh tế qua con đường trọng tài cũng có những nhược điểm so với tranh chấp tại toà án kinh tế. Đó là:
    - Cơ quan trọng tài kinh tế không có quyền ra lệnh kê biên khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ được thực hiện thông qua toà án trên cơ sở yêu cầu của trọng tài. Quá trình kê biên theo trình tự này có thể kéo dài, không đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản;
    - Phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên bị đơn có thể yêu cầu toà án xem xét lại. Như vậy, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên “thắng kiện” không yên tâm.


    Sự khác nhau giữa phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại và bằng Tòa án là:


    - Để giải guyết bằng Trọng tài thì bắt buộc phải có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài được hiểu là: có trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì sau khi phát sinh tranh chấp hai bên thỏa thuận cũng được nhưng chú ý là phải chưa được tòa án giải quyết.
    -Tòa án là cơ quan công quyền, trọng tài thì không phải
    - tòa án ra bản án còn trọng tài ra quyết định
    - tòa án được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn trọng tài không được mà phải nhờ tòa án thực hiện
    - được lựa chọn trọng tài, còn tòa án thì không được lựa chọn mà phải theo quy định của pháp luật.
    - giải quyết bằng trọng tài nhanh, thuận tiện, bí mật hơn Tòa án nhưng giải quyết bằng Tòa án đảm bảo thi hành nhanh và hiệu quả hơn trọng tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...