Tiểu Luận Trong quá trình đô thị hóa nông thôn, theo anh (chị) văn hóa làng quê đứng trước những cơ hội và thá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ai cũng có quê. Và “quê” là mạch nguồn cảm xúc tuôn chảy vô ngừng, vô tận. Dường như khi viết về quê ai cũng nặng lòng hơn, bịn rịn, khắc khoải hơn và cũng chính vì thế sự đồng cảm được nhân lên gấp bội. "Quê tôi là bao nguồn yêu thương. Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn, là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương ". Lời của Chung Quân đã nói hộ tâm trạng của bao người xa quê. Ai nặng lòng với thôn quê hẳn không nguôi xót xa, nuối tiếc hình ảnh đang dần đổi thay của chốn yên bình làng mạc, thôn xóm để bắt kịp với đời sống đô thị hiện đại.
    Làng quê đẹp tự nhiên và gần gũi. Mỗi lần về quê, con người ta như cởi bỏ được tấm áo khoác nặng nề, mệt mỏi chật hẹp nơi phố thị để hòa mình vào thiên nhiên đất trời, vạn vật. Để rồi ngửi mùi thơm lúa chín, mùi rơm rạ, mùi ngai ngái từ những thân cây xù xì chảy nhựa. Cảm nhận được không khí tươi vui, nô nức của ngày mùa.
    Làng xã không chỉ là nơi góp phần làm nên nhiều giá trị văn hóa - văn minh truyền thống mà còn là nơi lưu giữ, bảo tồn, truyền bá các giá trị ấy. Có thể nói, chính các giá trị này đã có đóng góp tích cực để làm nên truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, làm cho làng xã trở thành niềm tự hào, là nguồn xúc cảm thiêng liêng trong thẳm sâu tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam.
    Làng luôn có một vị trí độc tôn và quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Nơi đó là tuổi thơ, là giấc mơ êm đềm với bờ tre, ruộng lúa, bãi mía, nương dâu. Những đêm trăng sáng vằng vặc ngoài vườn, từng mái nhà tranh đơn sơ ẩn mình trong thôn xóm. Không gian sinh động mà miền quê nào ta cũng bắt gặp, đó là tiếng gà gáy sáng, tiếng chó sủa đêm, tiếng côn trùng rả rích, ếch nhái râm ran và những con đom đóm lập lòe bay ngoài vườn. Miền quê là cây cầu tre nhỏ vắt trên sông, là con đò nhỏ giăng mờ buổi sớm. Là cảnh quan quen thuộc: mái đình, giếng nước, gốc đa. Là triền đê lộng gió nơi đàn bò thong dong gặm cỏ. Là những chú trâu trầm mình dưới vũng bùn tắm mát. Những đứa trẻ quê cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều. Là mái nhà tranh đơn sơ, với cây cột gỗ như một chứng tích thời gian trải qua bao năm tháng nhọc nhằn. Là ánh lửa hồng bập bùng trong bếp. Là đàn chim sẻ sà xuống sân gạch mỗi trưa nắng hè
    Nên không phải ngẫu nhiên, dù đi đâu về đâu thì với số đông người Việt Nam, hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" đã trở thành máu thịt trong tâm trí của mọi người, trở thành biểu tượng của tình yêu quê hương đất nước. Sau hàng nghìn năm, sự cố kết cộng đồng và sức mạnh của văn hóa làng vẫn là một thực tế không thể phủ nhận, kể cả khi có sự ra đời của một số đô thị được tổ chức theo cách thức khác thì nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được bảo lưu, thậm chí còn góp phần làm cho văn hóa đô thị rực rỡ hơn.
    Đặc biệt, con người thôn quê rất có tình. Đó là tình làng, nghĩa xóm. Con người ở quê chân thật đến tuyệt vời, rất có tình, yêu mến và quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau. Ông bà, cha mẹ thường dặn con cháu: “Sống phải giữ lấy tình làng nghĩa xóm”. Nhờ cái tình ấy mà trong ký ức từng người khi lớn lên dù đi xa vẫn nhớ hoài, đậm đà, sâu lắng mong có dịp trở về. Ngay cả lũy tre cuối làng, hàng chè tàu ngang ngực trước sân nhà, hàng cau có hương hoa và cây đa đầu xóm cũng có tình, cũng người hóa.
    Tuy nhiên, giờ đây, bức tranh nông thôn Việt Nam đang dần bị “xóa sổ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...