Tài liệu Trong chiến dịch 12 ngày đêm, tình trạng thiếu đạn tên lửa khá trầm trọng. Chúng ta đã khắc phục ra

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong chiến dịch 12 ngày đêm, tình trạng thiếu đạn tên lửa khá trầm trọng. Chúng ta đã khắc phục ra sao

    Câu hỏi: Trong chiến dịch 12 ngày đêm, tình trạng thiếu đạn tên lửa khá trầm trọng. Chúng ta đã khắc phục ra sao Trả lời: Đáp: Chiến dịch đánh trả cuộc tập kích của không quân chiến lược Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng là một trận đánh lớn, dài ngày, đương nhiên nhu cầu tiêu thụ đạn rất lớn, nhất là đạn tên lửa SAM2. Trong nhiệm vụ đánh B52, theo quyết tâm của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân thì lực lượng chủ yếu đánh B52 là tên lửa và không quân. Tên lửa là chủ yếu nhất”. Phần lớn gánh nặng đánh thắng pháo đài bay Mỹ dồn lên vai bộ đội tên lửa. Vì vậy, vấn đề làm sao có đủ đạn tên lửa để chiến đấu trở thành một đòi hỏi hết sức. gắt gao.

    Sự viện trợ của Liên Xô cho ta về vũ khí phòng không, trong đó có đạn SAM2 về sau có phần hạn chế. Vì lẽ đó chúng ta phải tận dụng số lượng đạn tồn kho. Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ( 1965 -1968), bộ đội tên lửa ta còn khoảng vài ngàn quả đạn. Một phần trong số đó đã được lắp ráp và nạp nhiên liệu để sẵn sàng chiến đấu nhưng chưa dùng tới. Năm tháng trôi qua, thời hạn sử dụng của đạn không còn. Anh em ta thường gọi đó là những viên đạn quá đát
    Một điều đáng nói nữa là tốc độ lắp ráp đạn tên lửa còn chưa đảm bảo yêu cầu cho một chiến dịch lớn.,

    Vào những đêm tháng 12 năm 1972, có tiểu đoàn hỏa lực đã rơi vào tình trạng giữa chừng trắng bệ, nghĩa là trên các bệ phóng không còn đạn, trong khi máy bay địch vẫn tiếp tục kéo vào. Anh em lái xe chở đạn cực kỳ dũng cảm, chầu chực ở các bãi lắp ráp, được quả nào là tranh thủ vượt đạn bom lao về đơn vị. Đạn về đến nơi, lập tức được nạp vào bệ phóng, chưa ấm chỗ đã lao đi tìm diệt B52. Các tiểu đoàn hỏa lực thỉnh thoảng lại nhận được chỉ thị qua điện thoại từ trung đoàn: Khách đến còn nhiều, chú ý tiết kiệm gạo” Giữa đêm 20 tháng 12, tình trạng căng thẳng đến nỗi từ Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã gọi điện chỉ thị Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân phải tìm mọi cách giải quyết đủ đạn cho các tiểu đoàn tên lửa.

    Khó khăn to lớn như vậy, bộ đội ta đã khắc phục bầng cách nào?

    Xin nêu mấy biện pháp chủ yếu sau đây:

    1. Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu quyết định: Tên lửa chỉ được dành để đánh B52; Điều gấp đạn tên lửa từ Quân khu 4 ra tăng cường cho Sư đoàn Phòng không Hà Nội .

    2. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân chỉ thị cho các đơn vị tên lửa phải hết sức tiết kiệm đạn”. Thí dụ lẽ ra đánh 3 quả để bảo đảm xác suất tiêu diệt máy bay thì chỉ đánh 2 quả. Yêu cầu các tiểu đoàn trưởng phải cân nhắc trước khi hạ lệnh phóng, không chắc ăn thì không đánh.

    3. Cải tiến và nâng cao năng suất tổ chức lắp ráp đạn tên lửa ở các tiêu đoàn kỹ thuật.

    4. Phục hồi những viên đạn quá thời hạn sử dụng.

    (Hai biện pháp 3 và 4 được thực hiện từ trước khi xảy ra trận đánh 12 ngày đêm)

    Đầu tiên, xin nói về những viên đạn quá tuổi: theo quy định của quân đội các nước trên thế giới, đạn quá thời hạn sử dụng, nếu không có biện pháp kéo dài tuổi thọ thì nhất thiết phải hủy, bởi vì nếu đem ra chiến đấu sẽ không an toàn.
    Kéo dài niên hạn cho đạn tên lửa là một việc hết sức phức tạp, chúng ta không có kinh nghiệm. Nhưng trong hoàn cảnh của một đất nước nghèo, thiếu thốn mọi thứ, lẽ nào quân đội ta lại để cho hàng ngàn quả đạn như thế bị hủy bỏ.
    Rồi cái khó làm ló cái khôn, dựa vào tài liệu của quân đội bạn, cán bộ kỹ thuật ta đã đi sâu nghiên cứu và đã thực hiện thành công quy trình lắp ráp ngược, tức là làm ngược lại quá trình lắp ráp.

    Trước hết là lấy hết nhiên liệu ra, rửa sạch các khoang chứa, sấy thật khô, rồi dùng thiết bị đặc biệt kiểm tra độ chịu đựng áp suất cao của từng khoang. Tiếp theo là tháo rời tầng đuôi, đầu đạn, cánh lái, xếp gọn tất cả vào thùng, xong cặp chì lại y như mới (Chú thích: việc kéo dài tuổi thọ cho đạn tên lửa được thử nghiệm thành công tại một tiểu đoàn kỹ thuật, ở Hà Nội, sau đó thực hành rộng rãi ở nhiều nơi. ).

    Bằng cách ấy, ngành Kỹ thuật tên lửa phòng không đã kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ số đạn quá đát nói trên thêm được 48 tháng, có nghĩa là mỗi viên đạn thọ thêm 4 năm. Các cán bộ chiến sĩ tài giỏi của ngành Kỹ thuật tên lửa chúng ta đã làm sống lại và trả về cho Tổ quốc hàng ngàn viên đạn SAM2, một tài sản rất lớn.

    Quý hóa vô cùng. Chính những quả đạn ấy đã góp phần bắn rụng pháo đài bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội - Hải Phòng những đêm cuối tháng 12 năm 1972.

    Về tình trạng lắp ráp chậm:

    Khi chuyển từ Liên Xô sang, các quả đạn tên lửa đều ở trạng thái tháo rời. Từng bộ phận đều được sắp xếp gọn gàng trong những thùng kín. Chúng sẽ được các đơn vị kỹ thuật, thường gọi là Tiểu đoàn 5, lắp ráp lại, kiểm tra hệ thống điện và vô tuyến điện đầy đủ, xong nạp chất đốt, trước khi chuyển đến các tiểu đoàn hỏa lực. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tốc độ lắp ráp của các tiểu đoàn 5 nói chung đã phục vụ được yêu cầu chiến đấu lúc ấy.

    Nhưng, để đối phó với cuộc tiến công ồ ạt của không quân chiến lược Mỹ, kéo dài nhiều ngày đêm như trong chiến dịch B52 Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng, trong điều kiện các công đoạn lắp ráp được tiến hành ở nhiều dịa điểm phân tán cách xa nhau (Chú thích: Bố trí các bãi lắp ráp đạn tên lửa ở xa nhau là để giảm tổn thất nếu bị Mỹ ném bom.), thì tốc độ lắp ráp bình thường như trước không thể nào đáp ứng nổi. Vấn đế đặt ra là phải cải tiến quy trình. thao tác, để làm sao trong một ngày đêm có thể cung cấp được một số lượng đạn tên lửa nhiều hơn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...