Báo Cáo Trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây cao su) nhằm nâng cao sản lượng bôn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NHIỆM VỤ 3
    1. Phương pháp thực hiện: . 3
    2. Kết quả đạt được: . 3
    Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 4
    1.2. Một số nghiên cứu về trồng xen, trồng gối: . 9
    1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây bông: . 12
    Chương 2 – THỰC NGHIỆM 13
    2.1. Vật liệu nghiên cứu: . 13
    2.2. Nội dung nghiên cứu: . 13
    2.3. Phương pháp nghiên cứu: . 13
    Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 20
    3.1. Một số đặc điểm thời tiết khí hậu tại các vùng nghiên cứu năm 2011: 20
    3.2. Kết quả nghiên cứu trồng bông xen với cây cao su tại Yên Châu – Sơn La: .21
    3.2.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng bông xen với cao su đến một số đặc điểm lý, hóa tính của đất tại Yên Châu – Sơn La: 21
    3.2.1. Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây cao su đến quần thể cỏ dại trong nương bông: .23
    3.2.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây bông và cây cao su: . 24
    3.2.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số loại sâu bệnh trên cây bông và cây cao su: 26
    3.2.5. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen bông với cao su đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây bông: 30
    3.2.6. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng xen bông với cao su: . 32
    3.2.2.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bông tái sinh trong trồng bông xen với cao su: 33
    3.3. Kết quả nghiên cứu trồng bông xen với cây keo lai tại Lục Ngạn – Bắc Giang: . 35
    3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức trồng xen bông với keo lai đến một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất tại Lục Ngạn – Bắc Giang: . 35
    3.3.2. Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây keo lai đến quần thể cỏ dại: . 36
    3.3.3. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến sinh trưởng, phát triển của cây bông và cây keo lai: 39
    3.3.4. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến một số loại sâu bệnh trên cây bông và cây keo lai: 41
    3.3.5. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen bông với keo lai đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây bông: 43
    3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng xen bông với keo lai: 44
    3.4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân bón cho bông tái sinh trong trồng bông xen với keo lai: 45
    3.4. Quy trình kỹ thuật trồng bông xen với cây cao su và keo lai: 47
    3.6.1 Quy trình trồng bông xen với cao su: 47
    3.6.2 Phương pháp trồng bông xen với keo lai: 51
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
    1. Kết luận: 57
    2. Đề nghị: . 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

    MỞ ĐẦU
    Nhu cầu sử dụng nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp Dệt - may hiện nay của nước ta ngày càng lớn, trong khi việc cung cấp nguyên liệu của
    Ngành bông đang ngày một khó khăn do gặp nhiều trở ngại về mở rộng diện tích và tăng sản lượng bông. Sản xuất bông ở khu vực phía Bắc với đặc thù trồng nhờ nước trời và đất đồi manh mún, những nơi có điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn. Bên canh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế của các cây trồng cùng thời vụ, diện tích đất cho trồng bông có nguy cơ bị thu hẹp do việc quy hoạch trồng một số cây công nghiệp, trong đó có cây cao su và keo lai. Tuy nhiên, với những chính sách đầu tư hợp lý và đặc biệt nhất là những lợi thế sẵn có của cây bông như chịu hạn; có thể trồng xen, gối với các cây trồng khác mà ít ảnh hưởng đến nhau; thậm chí góp phần giải quyết hiệu
    quả nhu cầu lấy ngắn nuôi dài cho nông dân nên trồng bông trên đất đồi núi đang là xu hướng chủ đạo trong sản xuất bông ở khu vực phía Bắc nước ta hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài trong năm 2010 cho thấy:
    + Trồng bông xen với cao su và cây keo lai ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cao su và keo lai so với trồng thuần, đồng thời các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây bông cũng ít bị biến động so với trồng thuần.
    + Các phương thức trồng xen có tác dụng làm giảm sâu hại trên cây cao su, keo lai và cây bông nhưng tỷ lệ bệnh hại lại có xu hướng tăng nhẹ khi mật độ trồng xen tăng.
    + Phương thức trồng xen 6 hàng bông với cao su và trồng xen 1 hàng bông với keo lai ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất của cây bông so với trồng thuần, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các phương thức trồng xen khác.
    + Cây bông được trồng xen trong cao su và keo lai có khả năng tái sinh và cho năng suất bông tái sinh cao.
    Kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trên của đề tài trong năm
    2010, năm 2011 chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một số nội dung chính sau:

    + Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai.
    + Nghiên cứu biện pháp sử dụng phân bón nâng cao sản lượng bông tái sinh trong trồng bông xen với cây cao su và keo lai.
    + Đánh giá thành phần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên cây bông trồng xen với cây keo lai và cây cao su.
    + Ảnh hưởng của việc trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai đến quần thể cỏ dại trong nương bông.
    + Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, thành phần sâu bệnh hại của cây keo lai và cây cao su sau một vụ trồng cây bông xen vào.
    + Sự thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính trong đất trồng bông xen với cây cao su và cây keo lai.
    + Đề xuất quy trình kỹ thuật trồng bông xen với cây cao su và keo lai trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
    Nhằm bổ sung và hoàn thiện quy trình trồng bông xen trong cao su và keo lai nhanh chóng được áp dụng ngoài sản xuất, góp phần mở rộng diện tích và tăng sản lượng bông cho khu vực phía Bắc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...