Tài liệu Trọn bộ Giáo án Toán lớp 8

Thảo luận trong 'Lớp 8' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Phép nhân và phép chia các đa thức
    Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức
    I.Mục tiêu
    + Kiến thức: - HS nắm được các qui tắc về nhân đơn thức với đa thức theo công thức:
    A(B C) = AB AC. Trong đó A, B, C là đơn thức.
    + Kỹ năng: - HS thực hành đúng các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không 3 hạng tử & không quá 2 biến.
    + Thái độ:- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.
    II. Chuẩn bị:
    + Giáo viên: Bảng phụ Bài tập in sẵn
    + Học sinh: Ôn phép nhân một số với một tổng. Nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số.
    Bảng phụ của nhóm. Đồ dùng học tập.
    III. Tiến trình bài dạy:
    A.Tổ chức:
    B. Kiểm tra bài cũ.
    - GV: 1/ Hãy nêu qui tắc nhân 1 số với một tổng? Viết dạng tổng quát?
    2/ Hãy nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số? Viết dạng tổng quát?.
    C. Bài mới:
    hoạt động của thầy và trò
    nội dung kiến thức

    * HĐ1: Hình thành qui tắc.
    - GV: Mỗi em đã có 1 đơn thức & 1 đa thức hãy:
    + Đặt phép nhân đơn thức với đa thức
    + Nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức
    + Cộng các tích tìm được
    GV: cho HS kiểm tra chéo kết quả của nhau & kết luận: 15x3 - 6x2 + 24x là tích của đơn thức 3x với đa thức 5x2 - 2x + 4
    GV: Em hãy phát biểu qui tắc Nhân 1 đơn thức với 1 đa thức?
    GV: cho HS nhắc lại & ta có tổng quát như thế nào?
    GV: cho HS nêu lại qui tắc & ghi bảng
    HS khác phát biểu
    1) Qui tắc
    ?1
    Làm tính nhân (có thể lấy ví dụ HS nêu ra)
    3x(5x2 - 2x + 4)
    = 3x. 5x2 + 3x(- 2x) + 3x.
    = 15x3 - 6x2 + 24x
    * Qui tắc: (SGK)
    - Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức
    - Cộng các tích lại với nhau.
    Tổng quát:
    A, B, C là các đơn thức
    A(B C) = AB AC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...