Tài liệu Trọn bộ Giáo án Lịch sử lớp 10 - Nâng cao

Thảo luận trong 'Lớp 10' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG (CHỦ BIÊN)






    GIỚI THIỆU GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 - NXB HÀ NỘI, 2006
    VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ
    THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
    DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

    Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học Lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay. Đó là kết quả của sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những nguyên lý về phương pháp dạy học với nghệ thuật sư phạm trong thực tiễn giáo dục. Quá trình chuẩn bị giờ học - soạn giáo án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Vậy chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là đối với giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh?
    I. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
    Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu của giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải thực hiện trên lớp; đồng thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà GV đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.
    Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà cả cách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về một bài giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên là nội dung những kiến thức cơ bản HS cần ghi, một bên là công việc mà thầy và trò cần tiến hành theo hướng tích cực hoá việc dạy học). Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của thầy.
    Để soạn giáo án tốt, GV cần tiến hành các công việc sau:
    Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
    Ví như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, GV phải xác định rõ loại bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo chương trình chuẩn. Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau các cuộc cách mạng tư sản đã học và đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mà Lê-nin gọi là cuộc “Đại cách mạng”. Quần chúng đã làm cho cách mạng thắng lợi và đưa cách mạng phát triển theo đường đi lên đạt đến đỉnh cao của nó là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Nó đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến châu Âu, châu Mĩ. Nó thức tỉnh các lực lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ đứng lên chống phong kiến chuyên chế, chống chế độ thực dân. Như vậy, bài này có một vị trí quan trọng trong giúp HS nắm vững hơn khái nhiệm “cách mạng tư sản”, được hình thành từ bài “Cách mạng Nê-đéc-lan thế kỉ XVI”, hiểu nhận thức được nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp, các hình thức khác nhau của cuộc cách mạng tư sản, kết quả ý nghĩa của mỗi cuộc cách mạng. Trên cơ sở ấy giáo dục HS lòng kính trọng, niềm tin vào sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cách mạng, phát triển ở các em năng lực nhận thức, kĩ năng tư duy về tính tất yếu của sự phát triển xã hội theo quy luật.
    Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học, gồm có các nhiệm vụ về nhận thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển. Đây là công việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài.
    Về nhiệm vụ giáo dưỡng, GV phải tìm hiểu nội dung bài viết trong sách giáo khoa (SGK), hướng dẫn của sách giáo viên (SGV) để xác định những đơn vị kiến thức của bài học với những sự kiện cơ bản niên đại, phương pháp truyền thụ thích hợp làm sáng tỏ nội dung cần học.
    Để xác định nhiệm vụ giáo dục của bài, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều và việc tiến hành giáo dục tư tưởng, thái độ, phẩm chất, đạo đức của từng bài có hiệu quả thiết thực.
    Muốn xác định nhiệm vụ phát triển, GV nên dựa vào nội dung đặc trưng bộ môn, nội dung bài học mà xác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...