Chuyên Đề Trình tự tổ chức đấu thầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình tự tổ chức đấu thầu
    PHẦN I
    TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU, GÓI THẦU
    VÀ NHÀ THẦU THAM DỰ

    I. Khái niệm, các yêu cầu trong đấu thầu.
    I.1. Các khái niệm:
    Đấu thầu: Theo điều 3, khoản 1 của quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999, đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu đáp ứng được nhu cầu của bên mời thầu.
    Theo NĐ 43/CP của Chính phủ ban hành kèm theo quy chế đấu thầu ngày 16/7/1996, đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu đáp ứng được nhu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
    Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
    1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu:
    "Đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án."
    1.1.3. Các yêu cầu trong đấu thầu:
    Đ Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau:
    - Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc của cấp có thẩm quyền.
    - Kế hoạch đấu thầu được người có thẩm quyền hoặc của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
Đang tải...