Sách Trịnh Công Sơn-Một người thơ ca-Một cõi đi về

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có thể nói Trịnh Công Sơn là một tài danh Việt Nam thế kỷ XX. Ông là hiện tượng đặc biệt trong làng tân nhạc nước nhà với số lượng công chúng hâm mộ hiếm có suốt hơn 40 năm qua kể từ khi ông công bố ca khúc đầu tiên Ướt mi vào năm 1959. Suốt trong cuộc “chiến tranh Việt Nam”, hàng trăm bản nhạc tình và nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn đã được hát lên ở miền Nam, và đặc biệt là từ sau chiến thắng lịch sử xuân 1975 thống nhất nước nhà, âm nhạc của ông đã chinh phục hàng triệu, triệu con tim yêu nhạc trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy mà tin Trịnh Công Sơn qua đời đã làm chấn động lòng người từng yêu nhạc, yêu thơ, yêu tranh và yêu cách sống của ông. Hàng nghìn vòng hoa viếng, hang nghìn bài viết tiếc thương và ghi nhận những cống hiến lớn lao của ông đã nói lên điều đó.
    Chúng tôi, những người mến mộ, những người bạn và cũng là đồng nghiệp của ông, trong niềm xúc động chân thành đã cùng nhau sưu tầm lại những bài viết về ông, những trước tác của ông nhằm lưu giữ kỷ niệm về người nghệ sĩ lớn, một thiên tài đã từng có mặt trên chốn trần gian này. Và để tưởng nhớ ông, chúng tôi xin chọn lại một phần nhỏ trong bộ sưu tập Trịnh Công Sơn, làm thành cuốn sách Trịnh Công Sơn Một Người Thơ Ca Một Cõi Đi Về. Cuốn sách được chia làm bốn phần: phần 1 gồm những bài viết về Trị nh Công Sơn trước khi ông mất; phần 2 tập hợp một số bài viết của ông về cuộc đời và nghệ thuật; phần 3 giới thiệu 63 bài thơ (ứng với 63 năm ông ở trọ cõi trần) rút từ các ca khúc Trịnh Công Sơn; và phần 4 - Một Cõi Đi Về - tập hợp một phần nào bài viết về ông sau khi ông qua đời.
    ( Trích Lời ngỏ của cuốn sách)

    Thông tin ebook :
    Trịnh Công Sơn-Một người thơ ca-Một cõi đi về
    Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn

    NXB Âm Nhạc và Trung Tâm Văn hoá Ngôn Ngữ Đông tây, Hà Nội, 5 -2001
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...