Báo Cáo Trình bày ý tưởng nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm không khí ở TP.HCM

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng:

    Tại TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm không khí cũng đang ở mức đáng lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzen, nitơ ôxit . Nồng độ một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh (dân cư) lẫn chất lượng không khí ven đường.

    Không khí xung quanh khu dân cư có nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micrômét) có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có khu vực nồng độ PM10 đạt hơn 80 micrôgam/mét khối, trong khi tiêu chuẩn
    cho phép thấp hơn con số này nhiều lần. Tương tự, tiêu chuẩn về ôxít lưu huỳnh (SO2), qua kết quả quan trắc cũng cho thấy nồng độ chất ô nhiễm này tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ SO2 lên đến khoảng 30 micrôgam/mét khối Nhưng theo các nhà chuyên môn, điều cần đặc biệt quan tâm là nồng độ các chất ô nhiễm cực kỳ độc hại hiện đang ở mức cao.

    Năm 2005 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu quan trắc nồng độ benzen hiện diện trong không khí tại nhiều khu vực của thành phố. Theo đó, kết quả quan trắc tại 6 điểm cho thấy nồng độ benzen ghi nhận được có nơi đạt 35-40 micrôgam/mét khối, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ thì nồng độ cho phép chỉ 10 micrôgam/mét khối (hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về chất độc hại này trong không khí). Nồng độ benzen trong không khí cao là do xăng dầu và hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây nên. Trong 6 điểm quan trắc đo nồng độ benzen tại Thành phố Hồ Chí Minh thì khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng, quận 3, quận 5 . có nhiều benzen nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...