Chuyên Đề Trình bày xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thế kỉ XXI đây là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát riển kinh tế theo chiều sâu, làm các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù nhỏ hay lớn, dù thuộc bất kỳ hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang kinh tế tri thức. Nền kinh tế sẽ còn phát triển theo xu hướng sau:
    Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới
    Nền kinh tế thế giới có xu hướng phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mẩu thuẩn nhau. Trong những điều kiện mới hiện nay kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường hợp tác. Các quốc gia không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình mà còn mở rộng buôn bán vối các quốc gia khác.
    Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những cấp bách đặt ra là:
    - vấn đề chiến tranh và hòa bình: chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường chi phí quốc phòng rất lớn và điều này tác động xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Do đó, cuộc đấu tranh cho hòa bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ, là vấn đề có tính toàn cầu.
    - vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: đây là nội dung đang đặt ra như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình đô thị hóa cũng như tốc độ gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái đất đang và sẽ tiếp tục bị ô nhiễm điều này buộc các quốc gia cần có sự phối hợp hành động ngăn chặn, cải thiện môi trường sống chung.
    - hệ thống tài chính – tín dụng quốc tế: nền kinh tế thế giới luôn bị đe dọa đẩy tới bờ vực thẳmcủa những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ nhât là các nước đang phát triển không có khả năng hoàn trả nếu các nước này phá sản thì các quốc gia khác cũng chịu tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.
    - Vấn đề thương mại quốc tế: thương mại quốc tế ngày càng trở nên gây gắt với các quốc gia kể cả các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới.
    - Những vấn đề toàn caầu nghiêm trọng khác: những vấn đề mang tính chất xã hộikhác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương, dịch bệnh ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách. Đây không phải là nhiệm vụ của một quốc gia nào, càng không thể giải quyết trong phạm vi hẹp mà là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên toàn cầu.
    Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội cho các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau.
    Như vậy xu hướng liên kết toàn thế giới thaành một thị trường thống nhất đang ngày một được đẩy mạnh hơn; phản ánh quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Biên giới kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng giảm do hàng rào thuế quan và phí thuế quan bị bãi bỏ dần, một nền kinh tế toàn cầu không biên giới xuất hiện , các quan hệ lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng các thể chế kinh tế toàn cầu tiếp ttục ra đời và được cũng cố một nền kinh tế phát triển hiệu quả sẽ phải là một nền kinh tế gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao và phải tùy thuộc vào thị trường thế giới.
    Xu hướng phát triển nên kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất – kinh tế hậu công nghiệp
    Để có thể thực hiện bước quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thị trường thế giới dù thuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, nhưng theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc gia nào muốn đạt được sự phát triển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đều phải giải quyết hai vấn đề cơ bản sau:
    - tạo ra phát minh mới trên lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất.
    - Chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật, công nghệ trung gian và truyền thống.
    Hai vấn đề này có mối liên quan và đòi hỏi có sự hợp tác toàn cầu nếu không chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang quốc gia kém phát triển hơn thì các tiến bộ kỹ thuật dù có đạt được cũng không có nơi sử dụng hoặc việc áp dụng có nhiều hạn chế.
    Bước chuyển sang nền kinh tế mới ở các quốc gia phát triển: Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghệ hóa cao coi khoa học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều biện pháp để dành được các ưu thế trong khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách và trấn hưng giáo dục bồi dưỡng và thu hút nhân tài thành lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao. Bên cạnh đó các nước phát triển cũng chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian và truyền thống sang các nước kém phát triển hơn.
    Bước quá độ chuyểnsang một nền kinh tế mới ở các nước kém phát triển: Đa số các quốc gia kém phát triển đi theo hai hướng:
    - Du nhập caác kỹ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển trên cơ sở đó nhanh chóng bắt kịp với trình độ hiện đại của nềnsản xuất thế giới.
    - Nhập khẩu các bằng phát minh sáng chế nghiên cứu ứng dụng chúng vào sản xuất để tạo dựng cho mình một tầng công nghiệp hiện đại
    Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giối dẫn tới những thay đổi về thị trường: thị trường hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng, còn thị trường hàng hóa truyền thống sẽ ngày càng thu hẹp và cạnh tranh để tiêu thụ ngày càng gây gắt.
    Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...