Chuyên Đề Trình bày xu hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính các nước. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày xu hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính các nước. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
    Những nội dung chính trình bày
    1. Bối cảnh thế giới hiện nay:
    2. Một số tồn tại chung của Bộ máy hành chính các nước:
    3. Xu hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính các nước:
    - Chính quyền Trung ương:
    - Chính quyền địa phương:
    - Hệ thống hành chính
    - Phân cấp
    - Phân quyền
    3. Xu hướng cải cách tổ chức bộ máy ở Việt Nam hiện nay :
    3.1. Căn cứ để cải cách:
    3.2. Định hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
    3.3. Nội dung cải cách cụ thể:

    1. Bối cảnh thế giới hiện nay:
    - Toàn cầu hóa đã và đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực quản lý của chính quyền tại hầu hết các nước và hạn chế khả năng độc lập của các chính quyền quốc gia. Bên cạnh lợi ích kinh tế và xã hội từ quá trình toàn cầu hóa là vô cùng to lớn, quá trình này cũng tác động xấu đến phân phối thu nhập và cạnh tranh hiệu quả. Do đó, cần phải đẩy mạnh việc quản lý mang tính khu vực và quốc tế đối với quá trình này. (Xây dựng và điều chỉnh các quy định pháp luật, sửa đổi các chính sách trợ cấp, trợ giá, xúc tiến thương mại )
    - Xu hướng phi tập trung hóa đã và đang tạo áp lực kép lên chính quyền Trung ương: Một mặt, khi khoảng cách kinh tế giữa hai khu vực bất kỳ đang bị thu hẹp, thì phạm vi quản lý của chính quyền Trung ương tất yếu cũng phải giảm bớt. Mặt khác, quá trình phi tập trung những chức năng nhất định của bộ máy hành chính tất yếu làm nảy sinh nhu cầu tập trung hóa lớn hơn đối với một số chức năng khác (hoặc cần sự kiểm soát mạnh hơn từ trung ương) ví dụ như năng lực điều hành của chính quyền địa phương, khả năng về tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ-công chức v.v .
    Điều phức tạp trong xu hướng này là việc quản lý quá trình phi tập trung hóa đòi hỏi hành động quốc gia mạnh mẽ hơn, còn việc quản lý quá trình toàn cầu hóa lại cần sự can thiệp mạnh hơn.
    - Môi trường chính trị quốc tế tiếp tục có sự thay đổi. Xung đột sắc tộc trở thành vần đề nóng bỏng và cùng với nó là thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi. Tình trạng chạy đua vũ trang tại các nước ngày càng nghiêm trọng. Khủng bố được xem như một bệnh dịch lan rộng ra nhiều nước.
    - Các yếu tố về văn hóa và thiết chế ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như hoạt động quản lý nhà nước của quốc gia. Sự xâm nhập các yếu tố thuộc về văn hóa nước khác có sự tác động đến các nước nhỏ ngày càng rõ nét.
    2. Một số tồn tại chung của Bộ máy hành chính các nước:
    Ø Chồng lấn chức năng và nhiệm vụ (giữa bộ ngành, giữa chính quyền Trung ương và địa phương).
    Ø Cấu trúc phức tạp. (Phình to)
    Ø Có tổ chức mà vai trò không thực sự rõ ràng (có những cơ quan bộ ngành không cần thiết) .
    Ø Quá quan liêu .
    Ø Hạn chế việc ưu tiên đáp ứng các thay đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...