A. LỜI NÓI ĐẦU Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng kinh tế Nhà nước vững mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn sau 14 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, kể từ năm 1992, nhất là từ sau Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 9, khoá IX, trở lại đây cho thấy chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn, ngày càng đi vào cuộc sống. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một cách khá căn bản, đã giảm hơn nữa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) số doanh nghiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các doanh nghiệp chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường (KTTT) trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Cổ phần hoá chính là một trong những nội dung quan trọng nhất thực hiện chủ trương đổi mới quản lý DNNN, thông qua việc huy động vốn của mọi tầng lớp nâng cao tính tự lực tực giác, tinh thần trách nhiệm của những người gắn trực tiếp lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của LLSX cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực và thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ năm 1992 cho đến nay đã gặt hái được nhiều thành công song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp Nhà Nước, thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn nhằm tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế thị trường, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng như người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bài tiểu luận của em: "Trình bày tiến trình cổ phần hoá tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh”. Tuy nhiên do mới làm quen với việc nghiên cứu nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp hướng dẫn của các thầy cô giáo. MỤC LỤC A. Lời nói đầu 1 B. Phần nội dung 2 I. Tổng quan về cổ phần hoá ở Việt Nam 2 1. Khái niệm 2 2. Phân loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá 2 3. Các hình thức tiến hành cổ phần hoá: 3 4. Quyền mua cổ phần 4 5. Thẩm quyền quyết định các doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá 4 6. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phầ hoá thành công ty cổ phần 5 7. Những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá 5 II. Giới thiệu về Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh . 6 1. Thủ tục tiến hành cổ phần hoá . 6 2. Cách bán cổ phần của công ty. 8 3. Tình hình định giá tài sản doanh nghiệp. 10 4. Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần mới. 11 III. Một số nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hóa của Công ty 12 1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá. 12 2. Ý kiến của Sinh viên về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học. 13 C. Phần kết 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị trường Đại học Quản lý và Kinh doanh. 2. Tạp chí Cộng sản, số 7 tháng 4 năm 2006. 3. Tạp chí Quản lý Nhà nước số 117. Tháng 10 năm 2005. Tác giả Đinh Ngọc Giang. 4. Tạp chí thông tin đối ngoại. Tháng 6/2005. Tác giả Phạm Viết Muôn. 5. Vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Tạp chí Cộng sản số 18/1999.