Chuyên Đề Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói "có tiền là có tất cả"

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển theo hướng thiên về tìm kiếm vật chất thì tiền được xem là thứ có sức mạnh vạn năng. “Có tiền mua tiên cũng được” đã trở thành câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Thế nhưng tiền có vạn năng như chúng ta từng nghĩ. Liệu có tiền có phải là có tất cả?
    Chúng ta đều biết rằng, tiền xuất hiện từ khi xã hội loài người có nhu cầu giao thương rộng hơn. Để thay thế cho cách trao đổi đồ vật, hàng hoá trực tiếp, người ta tìm đến tiền. Có thể hiểu, tiền là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác, biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và hàng hoá. Nói cách khác, tiền chỉ là thứ tượng trưng cho thành quả lao động của con người. Song hành cùng thời gian tồn tại của tiền, cho đến giờ đây, tiền đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Một ngày, nếu thiếu tiền, cả thế giới sẽ sẽ chìm trong đói rét, bệnh tật, sự nghèo nàn và tụt hậu. Tiền quyết định đến sự phát triển hay lụi tàn của cả một xã hội. Sức mạnh ghê gớm của đồng tiền không chỉ dừng lại ở con người mà còn tác động lên những thứ xung quanh con người. Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền, và những thứ tiền mang lại cho chúng ta, thế nhưng có tiền không phải là có tất cả.
    Về mặt vật chất, tiền là thứ vật chất vô cùng quan trọng. Có tiền, người ta sẽ có một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn. Thông thường, suy nghĩ của con người chỉ dừng lại ở đó. Bởi vì muốn có một cuộc sống sa hoa như thế mà con người bất chấp tất cả để kiếm tiền. Và có lẽ cũng chính vì vậy mà con người đã trở thành nô lệ của đồng tiền. Tuy tiền có thể mua được mọi thứ về mặt vật chất nhưng chúng ta lại không thể dùng tiền để mua được những thứ tthuộc về tinh thần. Ta đã từng bắt gặp những người cha, người mẹ vì muốn cho con cái một cuộc sống đủ đầy mà ra sức kiếm tiền. Họ kiếm tiền bằng mọi cách thậm chí là bằng những thủ đoạn đê hèn, xấu xa. Dần dần họ cũng quên đi chính mục đích tốt đẹp ban đầu của mình mà bị đồng tiền chi phối. Họ nhận hối lộ, tham ô Để rồi đổi lại là những năm tháng trong ngục tù, gia đình vì thế mà tan vỡ, con cái không còn tình thương của cha mẹ. Như vậy liệu có đáng giá để đánh đổi?
    Trong văn học, chúng ta cũng từng bắt gặp hình ảnh của gia đình cụ cố Hồng trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Bởi vì tranh giành thứ tài sản khổng lồ kia mà đánh mất chữ “hiếu”. Liệu có đáng giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...