Đồ Án Trình bày sự tích lũy tư bản về mặt định tính và về mặt định lượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trình bày sự tích lũy tư bản về mặt định tính và về mặt định lượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu


    LỜI NÓI ĐẦU


    “Tích lũy”, theo từ điển Tiếng việt, là dành ra một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đó là việc làm không thể thiếu đối với bất cứ nền kinh tế nào, nếu không có tích lũy, nền kinh tế sẽ “giậm chân tại chỗ” bởi không mở rộng được sản xuất, không làm tăng sản phẩm xã hội, từ đó không phát triển được nền kinh tế.

    Sau quá trình tích lũy nguyên thủy - từ đó hình thành nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện quá trình tích lũy tư bản để đi lên sản xuất lớn và khẳng định là nền kinh tế thống trị. Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép chúng ta vạch rõ hơn bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không những thế, việc nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta, bởi đối với đất nước ta tích lũy là việc làm tất yếu để đi lên sản xuất lớn, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Vì ý nghĩa đó em đã chọn đề tài: “Trình bày sự tích lũy tư bản về mặt định tính và về mặt định lượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu”.

    Bài viết của em xin trình bày những vấn đề lớn sau:
    I. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản.
    II. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.
    III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tích lũy tư bản.
     
Đang tải...