Tiểu Luận Trình bày sự hình thành , phát triển và suy vong của Hai vương quốc Chăm Pa va Phù Nam . Nêu nét đặc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
    MÔN HỌC: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
    ĐỀ BÀI: TRÌNH BÀY SỰ HÌNH THÀNH,PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG CỦA HAI VƯƠNG QUỐC CHĂMPA VÀ PHÙ NAM. NÊU NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA MỘT TRONG HAI VƯƠNG QUỐC.
    BÀI LÀM:



    Vương quốc Chămpa

    Vương quốc Chămpa hình thành và phát triển trên dải ven biển miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn, lúc lớn mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía Bắc đến sông Dinh- Hàm Tân, ở phía Nam đến lưu vực Krong Pô Cô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên. Về phía Đông, họ thực sự làm chủ cả vùng ven biển Đông cùng với dãy đảo gần bờ. Cư dân- chủ nhân của vương quốc này là người Chăm, trước đây còn gọi là Chàm, Chiêm, nói tiếng Malay- Polynesia. Ngày nay một bộ phận người Chăm nói tiếng Malayo- Chamic , giữ văn hoá truyền thống Chămpa vẫn sinh sống ở đất cũ,ven biển miền Trung, hoặc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam.
    Một bộ phận khác không ít, khoảng 2 vạn người sống ở tỉnh Bình Định và Phú Yên, tự gọi là Chăm Hơroi, cũng nói tiếng Malayo- Chamic, nhưng lại không biết chữ Chăm và không gắn bó gì với văn hoá Chămpa. Ngoài ra còn có gần 400 000 người nói tiếng Malayo- Polynesian sống thành từng vùng trên Tây Nguyên như người Raglai, Êđê, Giarai, Churu .
    Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, tiền thân của Chămpa là văn hoá Sa Huỳnh.Trên dải đồng bằng ven biển miền Trung,các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nền văn hoá vật chất đặc trưng,gọi chung là văn hoá Sa Huỳnh. Văn hoá Sa Huỳnh là văn hoá thuộc giai đoạn Sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ở ven biển miền Trung và miền Nam, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến đầu Công nguyên. Gần đây khảo cổ học đã chứng minh văn hoá Bàu Tró ( Quảng Bình ) thuộc giai đoạn Hậu kỳ đá mới là tiền thân của văn hoá Sa Huỳnh.
    Trên địa bàn của văn hoá Sa Huỳnh có 2 bộ lạc sinh sống là bộ lạc Cau và bộ lạc Dừa. Vào khoảng đầu công nguyên, từ 2 bộ lạc Cau và Dừa, vương quốc cổ Chămpa đã ra đời và phát triển. Lúc đậu bộ lạc Cau đã thành lập 1 tiểu quốc riêng của mình ở khu vực phía Nam đèo Cù Mông,gọi là tiểu quốc miền Nam, sau có tên là Panđuranga. Tiểu quốc này phát triển độc lập qua nhiều thế kỷ và ngày càng có nhiều quan hệ chặt chẽ với các tiểu quốc lân cận. Ở khu vực bộ lạc Dừa, vào cuối thế kỷ II, nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm nổi dậy đánh phá châu thành, giết chết Thứ sử Chu Phù (năm 190), khiến cho trong nhiều năm Trung Quốc không thể lập nổi quan cai trị ở đây. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Khu Liên được tôn lên làm vua và lập ra nước Lâm ấp.
    Lịch sử Chămpa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp (192-605), Hoàn Vương (757-859), Chiêm Thành (877-1693), và Thuận Thành (1694-1832) , độc lập từ 192 và kết thúc vào 1832. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chămpa cổ được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh ( trong truyền thuyết) rồi tên huyện Tượng Lâm ( thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tuỳ thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chămpa ( Trấn Vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.
    Về lịch sử vương quốc Chămpa từ khi ra đời đến lúc bị sáp nhập, có thể điểm qua các sự kiện, các thời kỳ chính sau.
    Năm 192, một số bộ tộc sống ở khu vực thuộc Huế ngày nay nổi dậy lật đổ sự đô hộ của Trung Hoa, xây dựng Vương quốc Chăm Pa, lúc bấy giờ gọi là Lâm Ấp (hay Lin-yi). Thủ đô của Lâm Ấp nằm ở vùng Trà Kiệu bây giờ. Người Chăm Pa, hay người Chàm, là những người đã đến từ các đảo của Malaysia và Polynesia; ngôn ngữ của họ, tiếng Chàm, thuộc nhóm Malaysia-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Sau khi thành lập, Vuơng quốc Chăm Pa tìm cách mở rộng biên giới bằng vũ lực, phía Bắc lấn chiếm đất của người Việt, phía Nam đô hộ những vương quốc theo Ấn Độ giáo.
    Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9, Chăm Pa trở thành một quốc gia hùng mạnh, lãnh thổ kéo dài từ Hoành Sơn ở phía Bắc đến sông Đồng Nai ở phía Nam, được sử sách Trung Hoa ghi nhận với tên gọi Hoàn Vương Quốc.
    Cuối thế kỷ thứ 9, Chăm Pa dời thủ đô từ Panduranga ở miền Nam đến Indrapura ở miền Bắc.
    Từ đây cho đến thế kỷ 15 về tổ chức xã hội, hệ thống chính quyền, lễ nghi Chăm Pa ảnh hưởng văn minh Phạn Ngữ, Bà La Môn. Trong thời kỳ này các vua Chăm Pa cũng cho xây dựng nhiều đền đài Bà La Môn Giáo ở Mỹ Sơn.
    Vương quốc Chiêm Thành được hình thành sau sự tan rã của Hoàn Vương Quốc. Lúc đó, vương quốc này bao gồm 5 tiểu vương quốc là: Indrapura (vùng Quảng Nam ngày nay), Amaravati (vùng Quảng Ngãi ngày nay), Vijaya (vùng Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Nha Trang ngày nay) và Panduranga (vùng Phan Rang và Phan Rí ngày nay).
    Chiến tranh
    Năm 950, Campuchia tấn công Chăm Pa nhưng bị thất bại.
    Năm 982, Đại Việt tấn công tàn phá thủ đô Indrapura, vua ChămPatửtrận.
    Năm 1000, Chăm Pa dời thủ đô về Vijaya (tức Đồ Bàn, thuộc tỉnh Bình Định ngày nay) vì Indrapura quá gần biên giới với Đại Việt.
    Năm 1044, quân Đại Việt tấn công và đốt phá thủ đô Đồ Bàn và giết chết vua Chăm Pa.
    Lãnh thổ Chiêm Thành vào khoảng thế kỷ 11. Vài năm sau sau đó vua Chăm Pa là Rudravarman III xuất quân ra miền bắc đánh Thăng Long. Để đáp lại vua Lý Thánh Tông, đem một đoàn quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya, bắt sống vua Chămpa đem về Thăng Long.
    Năm 1069, Chăm Pa phải chịu nhường cho Đại Việt một lãnh thổ rộng lớn ở miền bắc của vương quốc này (vùng này được gọi là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, chạy dài từ Hoành Sơn đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế ngày nay) để được tha.
    Trong suốt 30 năm cuối cùng của thế kỷ 11, ngoài chiến tranh với Đại Việt, vua Chăm Pa còn phải đối phó với cuộc chiến đòi ly khai của Panduranga.
    Năm 1074 và 1080, vua Chăm Pa đi chinh phạt Vương quốc Campuchia nhưng không thành công.
    Năm 1145, quân Campuchia sang chiếm thành Đồ Bàn và đặt quyền cai trị ở miền bắc Chăm Pa.
    Trước tình hình này vua của tiểu vương quốc Panduranga nổi dậy chống cuộc xâm lăng của Campuchia, giải phóng thủ đô Vijaya và tự tôn là vua Chăm Pa vào năm 1149. Khi vị vua này mất, vị vua kế tiếp đem một đoàn chiến thuyền theo sông Mê Kông đến đốt phá đền Angkor Wat và giết chết vua Campuchia.
    Năm 1190, vua Jayavarman VII của Campuchia chỉ huy đoàn quân tấn công thủ đô Vijaya, bắt vua Chăm Pa và phong người em rể của mình lên làm vua. Không chấp nhận ông vua bù nhìn, vua của tiểu vương quốc Panduranga đã đem quân ra Bắc giết chết vua Chăm Pa gốc Campuchia và tự xưng vua Chăm Pa.
    Năm 1203, để trả thù cho người em rể bị giết, Jayavarman VII xâm chiếm Chăm Pa và biến vương quốc này thành thuộc địa cho tới năm 1220.
    Năm 1283, quân Nguyên Mông xâm lăng Chăm Pa. Tự luợng sức, vua Chăm Pa rút quân lên Tây Nguyên không giao chiến. (Ở huyện Ea Súp, cách Buôn Ma Thuột 100 km, có tháp Chàm thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga được xây dựng vào thời kỳ này). Sau hai năm chờ đợi, cuối cùng vì thiếu lương thực quân Nguyên Mông tự rút lui.
    Năm 1306, vua Chăm Pa Jaya Simhavarman III (tiếng Việt: Chế Mân) dâng hai châu Ô và châu Lý (khu vực Huế ngày nay) cho Đại Việt để được kết hôn với Huyền Trân công chúa.
    Sau khi Chế Mân chết, từ năm 1311 đến năm 1353, vua Chăm Pa kế tiếp liên tục gây chiến với Đại Việt đòi trả hai châu Ô và Lý nhưng không thành công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...