Luận Văn Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả



    ​ĐẶT VẤN ĐỀ

    ​ Kinh tế học là môn học giúp cho con người hiểu về cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.

    Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các bộ phận hợp thành, các tế bào của nền kinh tế. Điển hình như cơ chế hình thành giá trên thị trường. Giá của hàng hoá chính là tín hiệu phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và chủ các nguồn lực. Theo một quan điểm chung nhất, thị trường được hiểu là sự tương tác giữa cung và cầu. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, các thành viên kinh tế phản ứng với giá do thị trường xác định. Giá cả có ý nghĩa quyết định đối với việc phân bổ các nguồn lực của xã hội.

    Đối với bất kỳ một Doanh Nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải nắm bắt được lượng cầu của thị trường để đưa ra lượng cung phù hợp. Cũng như là ta hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, nhằm đưa ra sản phẩm phù hợp đáp ừng được thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là vấn đề rất quan trọng của các Doanh Nghiệp. Vì không một Doanh Nghiệp nào có thể tồn tại nều như cầu đối với sản phẩm của nó là quá nhỏ hoặc không đủ.

    Xuất phát từ quan điểm đó, qua quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế em đã mạnh dạn chọn đề tài:" Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả. ứng dụng để bình luận vấn đề sau: " Có người nói rằng vào những ngày lễ tết giá hoa tươi sẽ đắt hơn ngày bình thường".





    NỘI DUNG

    ​I. KHÁI NIỆM CUNG, CẦU

    1.1. Khái niệm cung

    Cung là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi). Cung thị trường là tổng hợp của các cung cá nhân.

    1.2. Khái niệm cầu

    Cầu là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi- Ceterts paribus)

    Có hai khái niệm liên quan là cầu cá nhân và cầu thị trường. Cỗu thị trường là tổng hợp của tấ cả cá nhân lại với nhau theo chiều ngang.

    2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG VÀ CẦU. SỰ DI CHUYỂN, DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CUNG, CẦU

    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung

    - Thuế: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến đường cung của Doanh Nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà Doanh Nghiệp phải chịu. Khi thuế đánh vào hàng hoá thì đường cung dịch chuyển lên trên ( sang bên trái).

    - Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới năng suất của Doanh Nghiệp và do đó có ảnh hưởng quyết định vào đường cung, công nghệ tiên tiến làm tăng khả năng sản xuất và do đó làm dịch chuyển đường cung xuống dưới.

    - Giá của các hàng hoá liên quan trong sản xuất: Khi giá của hàng hoá thay thế trong sản xuất tăng lên, các Doanh Nghiệp có xu hương sản xuất nhiều hàng hoá đó là như vậy làm đường cung của hàng hoá xem xét dịch chuyển lên trên ( cung giảm) và ngược lại. Còn đối với hàng hoá bổ sung, tác động sẽ ngược lại. Nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên thì cung của hàng hoá kia cũng sẽ tăng.

    - Giá của các yếu tố đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tác động rất lớn với quyết định cung của Doanh Nghiệp. Nếu giá của đầu vào giảm xuống thì Doanh Nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn- cung tăng. Đường cung dịch chuyển ra bên ngoài và ngược lại.

    - Số lượng người sản xuất: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá được sản xuất ra. ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều.

    Một số thay đổi của bất cứ yếu tố nào nêu trên sẽ làm thay đổi lượng cung ở mọi mức giá nó làm thay đổi cung. Sự thay đổi của cung lại thay đổi toàn bộ mối quan hệ giữa giá và lượng cung. Điều này đực gọi là sự dịch chuyển của đường cung. Hãy tưởng tượng rằng giá của cá- nguyên liệu để làm nước mắm giảm xuống và ở mọi mức giá của nước mắm thi lượng cung đều tăng lên. Điều này được chi ra bằng sự dịch chuyển của đường cung về bên phải: sự tăng lên của cung ( đường cung dịch chuyển từ S sang S' ).

    Như vậy cung biểu diễn mong muốn và khả năng của người bán, chứ không biểu hiện quá trình mua bán trên thực tế. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, giá của hàng hoá liên quan trong sản xuất, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cung và các yếu tố đó dưới dạng phương trình như sau:

    Sx =f ( Px, Py, T, N, Pi, CN )

    Trong đó:

    - Sx - cung hàng hoá x

    - Px- giá của hàng hoá x

    - Py - giá của hàng hoá y

    - T - Thuế

    - N - Số người sản xuất

    - Pi - Giá của các yếu tố đầu vào

    - CN - Công nghệ

    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

    - Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập thay đổi thì cầu đối với hàng hoá cũng thay đổi. Sự thay đổi này được biểu diễn thông qua luật Engel. Đối với các hàng hoá thông thường ( Thiết yếu và xa xỉ ) khi thu nhập tăng thì cầu tăng, cón đối với các hàng hoá cấp thấp ( inferior) khi thu nhập tăng thì cầu giảm.

    - Số lượng người tiêu dùng: Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì cầu sẽ lớn hơn và ngược lại.

    - Giá của các hàng hoá liên quan: Mỗi hàng hoá có hai mối quan hệ. Đó là quan hệ thay thế và quan hệ bổ sung. Giá của các hàng hoá liên quan có tác dụng tới cầu của một hàng hoá cụ thể.

    Thí dụ chè và cà phê là hai loại hàng hoá thay thế, khi giá chè tăng lên, cầu đối với chè cà phê sẽ tăng lên hoặc ngược lại. Còn đối với hàng hoá bổ sung khác. Thí dụ, chè và đường là hai hàng hoá bổ sung. Khi giá của đường tăng lên thì cầu đối với chè lại giảm xuống.

    - Thị hiếu người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích thì quyết định mua ( cầu đối với) hàng hoá cũng sẽ thay đổi .

    - Kỳ vọng: Khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố đó đều làm lượng cầu thay đổi ở mọi mức giá: nó làm thayđổi cầu. Chúng ta cần phân biệt sự thay đổi của lượng cầu và sự thay đổi của cầu.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...