Tiểu Luận trình bày quan điểm về nhận định quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1. Khái quát chung về quảng cáo và PR . 3
    1.1. Quảng cáo . 3
    1.1.1. Các khái niệm quảng cáo . 3
    1.1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm của quảng cáo 3
    1.2. Public Relations – Quan hệ công chúng . 6
    1.2.1. Khái niệm Quan hệ công chúng . 6
    1.2.3. Vai trò, đặc điểm của PR . 7
    Chương 2. Những luận điểm chính của “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” . 9
    2.1. Quảng cáo đang mờ nhạt 9
    2.2. PR đang được đánh giá ngày càng cao . 10
    Chương 3. Quan điểm của nhóm về “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” . 13
    3.1. Quảng cáo chưa thoái vị . 13
    3.2. PR chưa lên ngôi . 16
    KẾT LUẬN . 19
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
    2
    MỞ ĐẦU
    Để quảng cáo cho dòng xe Z32 300ZX, nhà quảng cáo Lee Clow đã mang lại cho Nissan một mẩu quảng cáo đột phá và đầy sáng tạo. Mẩu quảng cáo này được tặng danh hiệu quảng cáo xuất sắc nhất năm bởi những tờ báo danh tiếng như USA Today, Time, Adweek. Tuy vậy, kết quả kinh doanh năm đó: Toyota tăng 7%, Honda tăng 6%, cả ngành công nghiệp ôtô tăng 3% còn Nissan giảm 3% đồng thời phải cắt giảm 18% nhân công.
    Dựa trên quan sát thực tiễn, 2 cha on Al Ries đã cho ra đời cuốn sách "Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi". Cuốn sách đã gây chấn động toàn bộ ngành quảng cáo, thức tỉnh toàn bộ các ban lãnh đạo các công ty trên thế giới. Ries đi đến kết luận rằng, quảng cáo không còn hiệu quả nữa và nó sẽ thoái trào, "nhường ngôi" cho "ông vua" mới, PR.
    Gần 1 thập kỷ trôi qua kể từ khi quan điểm "quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi" được công bố, thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi. Quảng cáo và PR cũng thay đổi, nhưng có vẻ như quảng cáo vẫn chưa hề thoái vị, PR vẫn chưa trở thành "ông hoàng" khi ngân sách của các công ty dành cho quảng cáo tiếp tục gia tăng. Tại Mỹ, chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn tăng 4-5% mỗi năm, cao hơn cả tốc độ tăng GDP và đạt đến mức 300 tỉ USD/năm. Tại các thị trường mới nổi khác, tốc độ phát triển của quảng cáo còn kinh khủng hơn, như ở Việt Nam chẳng hạn, năm 2006, chi phí quảng cáo đạt tới trên 300 triệu USD trên các phương tiện TV, báo chí và radio, năm 2007 đã đạt mức tăng trưởng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2006 và vượt ngưỡng 400 triệu USD. Còn PR hiện giờ chỉ chiếm 1-5% trong ngân sách marketing của các tập đoàn lớn.
    Vậy là quảng cáo chưa thoái vị, còn PR vẫn đang mò mẫm phát triển. Để làm rõ mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề, đồng thời đóng góp một tiếng nói vào cuộc tranh luận về vai trò giữa quảng cáo và PR, nhóm chúng em mạnh dạn trình bày quan điểm về nhận định “quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”.
    Để việc trình bày quan điểm được khoa học, nhóm chia bài nghiên cứu thành 3 chương:
    Chương 1. Khái quát chung về quảng cáo và PR
    Chương 2. Những luận điểm chính của “quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”
    Chương 3. Quan điểm của nhóm về nhận định “quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...