Tài liệu Trình bày phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao xô viết nghệ tĩnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRÌNH BÀY PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH


    1. Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930 - 1931

    + Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra ở hầu khắp các nước tư bản. Thực dân Pháp đã trút hậu quả khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân các nước thuộc địa của chúng. Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.

    + Thêm vào đó, chính sách thẳng ta đàn áp, chém giết, tù đày của thực dân Pháp. nhất là từ sau vụ bạo động Yên Bái của VNQDĐ. Riêng Nam Kỳ có hơn 17000 người bị kết án, trong đó có hơn 400 án đại hình. Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố khốc liệt của đế quốc Pháp không làm nhụt tinh thần cách mạng của nhân dân ta, trái lại càng làm cho nhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm tranh đấu giành quyền sống của mình.

    + Chính sách bối cảnh lịch sử đó, ĐCSVN đã ra đời, giương cao lá cờ cách mạng, kêu gọi các tầng lớp nhân dân yêu nước kiên quyết chống đế quốc và phong kiến tay sai. Sau khi thành lập, Đảng đã tích cực đưa các đảng viên đi tuyên truyền vận động, giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh. Như vậy sự ra đời của Đảng là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy cách mạng nước ta phát triển thành cao trào trong những năm 1930 - 1931.

    2. Tóm tắt diễn biến của cao trào cách mạng 1930 - 1931

    + Từ tháng 2/1930, đã nổ ra cuộc bãi công của 3.000 công nhân đồn điền Phú Riềng (Biên Hoà).

    + Trong tháng 4 có các cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Các cuộc đấu tranh đó là những Phát pháo hiệu mở đầu cao trào cách mạng mới ở Việt Nam.

    + Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân là những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Phong trào đấu tranh của nông dân đã diễn ra ở nhiều nơi nha Hà Nam, Thái Bình, Nghệ AN, Hà Tĩnh Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản đã xuất hiện ở Hà Nội và nhiều địa phương khác.

    + Nhân ngày kỷ niệm Quốc tế lao động 1/5/1930, Đảng phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn trong cả nước. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ đỏ búa liềm, truyền đơn đòi tăng lương, bớt giờ làm cho công nhân, hoãn sưu cao thuế nặng cho nông dân. Không khí cách mạng ngày 1/5 sôi nổi từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn và kéo dài trong suốt tháng 5. Trong tháng 5/1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân. 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

    + Phong trào đấu tranh tiếp tục dâng cao. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh (Bắc Kỳ: 17, Trung Kỳ: 82, Nam Kỳ: 22). Trong đó có công nhân có 22 cuộc, nông dân có 95 cuộc, các tầng lớp nhân dân lao động khác có 4 cuộc.

    + Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.

    Ngày 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công sản Nghệ An, công nhân nhà máy cưa Bến Thuỷ cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, phất cao cờ đỏ búa liềm, giương cao khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế, đòi tăng tiền lương. Đế quốc Pháp khủng bố, làm 7 người chết, 18 người bị thương và bắt hơn 100 người.

    Cùng ngày hôm đó, 3000 nông dân Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Kí Viện, cắm cờ búa liềm lên nóc nhà, tịch thu ruộng đất chia cho nông dân. Quân Pháp kéo tới đàn áp, làm 18 người chết, 30 người bị thương.

    Ngày 01/8/1930, bùng nổ cuộc tổng bãi công của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ, đánh dấu một thời kỳ mới của nhân dân Nghệ Tĩnh, ở nông thôn nhiều cụôc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra.

    Ngày 30/8/1930, nông dân huyện Nam Đàn kéo đến huyện lị đưa yêu sách, phá nhà lao.

    + Sang tháng 9, phong trào đấu tranh ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên đến đỉnh cao. Những cuộc đấu tranh chính trị (Có vũ trang tự vệ) với quy mô từ vài nghìn đến vài vạn người tham gia nổ ra ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

    Ngày 12/9/1930, 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên biểu tình, thực dân Pháp cho máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình của nông dân Hưng Nguyên, làm chết 217 người và 125 người bị thương. Quần chúng tiếp tục biểu tình thị uy kéo lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh.

    + Trong tháng 9 và 10, ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn v.v . nông dân đã vũ trang khởi nghĩa, kéo đến phá huyện lị, nhà giam, nhà ga, phá đồn điện của thực dân Pháp. Công nhân Vinh cũng bãi công suốt trong hai tháng liền để ủng hộ phong trào nông dân và phản đối chính sách khủng bố của địch. Hệ thống chính quyền của đế quốc và phong kiến ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt và tan rã ở nhiều huyện, xã. Các chi bộ Đảng và nông hội đỏ đứng trước nhiệm vụ thực tế phải quản lý và điều hành hoạt động trong làng xã. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Xô Viết Nghệ Tĩnh.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...