Tài liệu Trình bày, phân tích đánh giá tư tưởng cải cách hành chính của Hồ Quý Ly những năm đầu thế kỷ 15?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1)Khủng hoảng cuối thời Trần và yêu cầu cấp thiết cái cách duy tân đất nước.
    Từ nửa cuối thể kỷ XIV, nhà Trần đã không chăm lo đến thuỷ lợi đê điều và ác chính sách khuyến nông tích cực khác, lại còn vơ vét tiền của, thóc gạo của nhân dân. Xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Các điền trang ngày một t phát triển, nhưng sản xuất lại trở nên trì trệ, đời sống các nông nô, nô tỳ trong đó bị bần cùng hóa. Mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, nông dân nổi dậy bạo động, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Ngô bệ ở núi Yên Phụ (Hải Dương) 1344 - 1360.
    Triều đình ngày càng sa đoạ nhiều đại thần mắc tệ nạn tham nhũng, rượu chè, cờ bác, tham ăn, hiếu sắc. Nhà vua (Trần Dụ Tông) cũng ăn chơi xa xỉ truỵ lạc. Chu Văn An đã từng dâng sớ thất trảm, xin chém 7 gian thần, nhưng bị từ chối. Dương Nhật Lễ (con người phường chèo, cháu Dụ Tông) nối ngôi Dụ Tông, gây sự biến mưu đổi họ, bị các triều thần lật đổi, gây nên khủng hoảng cung đình.
    Bên ngoài, Champa nhiều lần gây xung đột Champa với Đại Việt đem quân vào đánh phá Thăng Long. Du Tông đi đánh Champa, lân nạn tại thành Đồ Bàn. Chỉ đến khi c Chế Bồng Nga tử trận (1396) chiến tranh mới tạm yên. Tiếp đó; nhà Minh ở phương Bắc lại gây sức ép, hạch sách, đòi cống nạp, mượn đường, đe doạ xâm lược, càng làm cuộc khủng hỏng thêm sâu sắc, đe doạ sự tồn tại trong vương triều.
    Như vậy, vào nửa cuối thế ký XIV, đất nước đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xác hội, trước xu hướng phân tán và ly tâm đang phát triển và lan rộng. Đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược Nhà nước . TRần đã suy yếu, bất lực, không còn khả năng điều hành đất nước, nhưng lại muốn giữ nguyên cơ chế cũ. Đất nước muốn vượt qua cuộc khủng hoảng đòi hỏi phải cải cách. Muốn vậy phải có khu vực TW tập quyền vững mạnh đủ khả năng thực hiện cuộc cải cách, lãnh đạo dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm.
    Để thực hiện yêu cầu đó, điều cần thiết đầu tiên là phải gạt bỏ những quý tộc Trần bảo thủ ra khỏi bộ máy điều hành đất nước, xóa bỏ kinh tế điền trang, góp sức lãnh đạo trong nông nô, nô tỳ, xóa bỏ nền quân chủ quý tộc không còn phù hợp với xu thế phát triển trong đất nước, xây dựng 1 nhà nước quân chủ liên quan với quan hệ sản xuất địa chủ tá điền chiếm ưu thế và đị vị xã hội chủ đạo.
    Từ giữa thế ký XIV đã xuất hiện tình trạng cải cách 1 số quan liêu - song đều bị bác bỏ. Cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng bảo thủ quân chủ quý tộc và khúng hướng quân chủ tập trung quan liêu (trong lực lượng quan liêu - nho sĩ, tiêu biểu là HQL) diễn ra khi âm thầm , lúc quyết liệt liên tục suốt 300 năm (1370 - 1400).
    2.Những cơ sở và biện pháp cải cách trong HQL
    Từ 1375, khi được giữ chức nhập nội chính thái sư bình chương quân (1394) HQL đã thi hành nhiều cơ sở và biện pháp cải cách trên các mặt đời sống xã hội.
    -Cải cách chính trị và quân sự:1375, HQL đã đề nghị xóa bỏ chế độ lấy người tôn thất làm các chức chỉ huy quân sự cao cấp, định lại số quân, đưa lực lượng trẻ vào. 1397, đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phường, thống nhất việc quản lý từ TW ® địa phương. Các chức An phủ sứ ở lô phải quản toàn bộl lộ đến các phủ, huyện, châu trong lộ. Lộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà nước TN.
    HQL loại bỏ dần tầng lớp quý tộc tôn thất tràn khỏi BM chính quyền ., thay thế dần bằng tầng lớp nho sĩ trí thức có tư tưởng cải cách. Từ tháng 2-1400 nhà Trần hoàn toàn mất hết quyền binh dù chỉ là danh nghĩa, thiết chế , qui chế quý tộc của nhà Tràn hoàn toàn sụp đổ. Chính quyền chuyển sang tay họ Hồ. HQL ra sức tuyển chọn, đề bặt và tổ chức thi cử để nhanh chóng đào tạo 1 đội ngũ quan liêu mới cho nhà nước. Chế độ quân chủ quý tộc chuyển dần sang chế độ quân chủ quan liều từ cuối thế kỷ XIV sang đầu thế kỷ XV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...