Đồ Án Trình bày nội dung cơ bản của chức năng kiểm soát trong lĩnh vực tài chính tiền tệ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Trình bày nội dung cơ bản của chức năng kiểm soát trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

    1. Nội dung cơ bản của chức năng kiểm soát
    Chức năng kiểm soát sự phát triển nền kinh tế quốc dân là tổng thể những hoạt động của Nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động đúng định hướng kế hoạch và có hiệu quả.
    Nhiệm vụ của chức năng kiểm soát trong quản lý nhà nước về kinh tế là đánh giá chính xác kết quả hoạt động của nền kinh tế để có những can thiệp hợp lý của Nhà nước tới nền kinh tế. Bởi vậy, kiểm soát thực chất là một hệ thống phản hồi và dự báo. Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với những chuẩn mực được xác định của Nhà nước để điều chỉnh. Hệ thống kiểm soát dự báo chủ yếu kiểm soát các yếu tố đầu vào để lường trước kết quả đầu ra từ đó có những can thiệp trước khi hoạt động.
    Chức năng kiểm soát phát triển kinh tế có nhiều nội dung khác nhau:
    Một là, kiểm soát sự phát triển theo định hướng kế hoạch của nền kinh tế. Trong nội dung kiểm soát này các loại kế hoạch từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm đến các chương trình và dự án quốc gia là các chuẩn mực để kiểm soát. Mỗi sự sai lệch quá mức độ so với các mục tiêu kế hoạch trên đều cần có sự điều chỉnh nhất định.
    Hai là, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước. Trong loại kiểm soát này nguồn lực của đất nước là đối tượng kiểm soát của Nhà nước. Nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước là đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.
    Ba là, kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Loại kiểm soát này nhằm đảm bảo việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước và xã hội.
    Bốn là, kiểm soát việc thực hiện các chức năng của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Nội dung kiểm soát này đảm bảo tính trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...