Tiểu Luận Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giả

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó?
    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển năng động nhất Châu Á, tốc độ đô thị hóa cũng thuộc hàng đứng đầu. Song bên cạnh sự phát triển do quá trình đô thị hóa mang lại còn tồn tại rất nhiều những vấn đề cấp bách cần giải quyết như:

    1. Rác thải đang ở mức báo động
    Cùng với quá trình đô thị hóa là áp lực tăng dân số ở các thành phố lớn. Mật độ dân cư đông và ý thức con người chưa cao là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường.
    TP. Hồ Chí Minh hiện là một trong những đô thị có mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị cao nhất cả nước, gồm các loại rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng, .Thống kê mỗi ngày đô thị này đổ ra khoảng trên dưới 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Đáng lưu ý, nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, lại chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải từ hộ gia đình, trường học, chợ búa và khu dân cư.
    Mỗi năm ngân sách TP phải bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải (phát sinh bình quân từ 6.700 - 7.100 tấn/ngày), nhưng rác thải vẫn còn vương *** khắp nơi.

    è Biện pháp:
    +Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống trong đô thị.
    + Thực hiện các phong trào “phường không rác”, “khu phố thân thiện” . để người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường.
    + Tăng cường thu gom, phân loại và xử lý rác thải.
    + Tái chế: Tái chế hiệu quả sẽ làm giảm tiêu thụ, và nhờ đó giúp bảo tồn các nguồn nguyên liệu thô thiên nhiên. Biện pháp này giúp giảm thiểu mức năng lượng sử dụng và tránh được các nguy cơ ô nhiễm đất và nguốn nước ngầm vì chôn lấp. Rất nhiều nhà máy tái chế rác thải được xây dựng như: Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam công suất 500 tấn/ngày, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày. Ngoài ra có nhiều nhà máy đang được xây dựng và đi vào hoạt động như nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ Seraphin của Công ty Thành Công dự kiến sẽ vận hành từ năm 2012; nhà máy đốt rác thành điện đầu tiên của thành phố có công suất xử lý 1.000-2.000 tấn rác/ngày của Công ty Keppel Seghers Engineering sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2014, nhà máy xử lý rác công suất 500 tấn/ngày do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2012.
    + Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý rác thải nằm trong chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được đảng bộ TP. HCM đặt ra song chưa được thực hiện triệt để. Cần quản lý và giám sát chặt chẽ hơn để chiến lược đạt hiệu quả cao.
    + Thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã thí điểm một số biện pháp tổ chức quản lý rác dân lập. Các giải pháp tổ chức quản lý rác dân lập vừa tạo công ăn việc làm cho lao động lại vừa bảo vệ môi trường đã bước đầu đem lại một số hiệu quả nhất định.
    + Xây dựng các khu xử lý rác thải một cách tập trung, đồng bộ và xa trung tâm thành phố
    2. Thừa nước bẩn, thiếu nước sạch.
    + Nước thải sinh hoạt của dân cư chưa qua sử lý được thải trực tiếp xuống cống, kênh, sông
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...