Chuyên Đề Trình bày những PPKH của KTCT Mác-Lênin: Tên PP, vai trò của PP đó, sự vận dụng những PP đó trong ch

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Trình bày những PPKH của KTCT Mác-Lênin: Tên PP, vai trò của PP đó, sự vận dụng những PP đó trong chương trình KTCT đã học.
    KTCT học là môn KHXH nghiên cứu những cơ sở KT chung của đời sống XH, tức là các QHKT trong những giai đoạn phát triển nhất định. Trong quá trình hình thành và phát triển, KTCT học đã có nhiều trường phái khác nhau. Trong PTSX TBCN đã xuất hiện và hình thành các trường phái KTCT học TS cổ điển, KTCT học TS cận đại, KTCT học TS hiện đại. Các trào lưu này đều bảo vệ lợi ích của gc TS. Phân tích PTSX TBCN và tiếp thu có phê phán những yếu tố KH trong KTCT học TS cổ điển, Mác và Ăngghen đã xây dựng nên KTCT học vô sản thực sự KH. Sau này, trong điều kiện mới, Lênin đã kế thừa và phát triển thành KTCT học Mác-Lênin. Đó là một trong 3 bộ phận hợp thành của CN Mác-Lênin.
    KTCT học Mác-Lênin nghiên cứu, giải thích các hiện tượng và quá trình KT theo bản chất của chúng để từ đó phát hiện ra các QLKT, bao gồm các QLKT chung là các QL có ở mọi nền KT và các QL đặc thù ở từng hình thức SX của nền KT, QL riêng có trong từng PTSX. Trong phạm vi lớn, chức năng thực tiễn của KTCT học Mác-Lênin góp phần quan trọng vào hoạch định đường lối, chiến lược KT cho các quốc gia ở từng thời kỳ phát triển. Trong phạm vi DN, KTCT góp phần tạo hành lang cho DN thích nghi được với các QLKT, nhờ đó mà phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, những kết luận mà KTCT rút ra mang tính bản chất, QL giúp ta có được PP luận đúng, một mặt để làm cơ sở lý luận cho các KHKT cụ thể hơn: những môn KT cơ sở và KT chuyên ngành, mặt khác, một cách trực tiếp hay gián tiếp, nó còn rất cần thiết cho các môn KHXH khác.
    KTCT có chức năng PP luận, nhưng để trở thành 1 KH, đến lượt nó phải dựa trên PP ngcứu mang tính KH. Nói chung, KTCT sử dụng nhiều PP, trong đó có 2 loại PP, đó là những PPKH chung và những PP riêng của KTCT Mác – Lênin.
    Về những PPKH chung, đó là PP mà mọi môn KH đều sử dụng, chủ yếu là các PP sau:
    Một là, PP trừu tượng hóa KH được sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức KH, từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng. Để sử dụng PP này, người ta thường tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những QH không bản chất để tập trung vào những yếu tố và QH bản chất hơn của các sự vật và hiện tượng, hình thành các phạm trù, QL, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng. Trong KH tự nhiên, để phát hiện các QL, chứng minh các giả thiết, có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng trong KTCT, không thể thực hiện được như vậy. Để chứng minh cho một tư tưởng KT chỉ có thể thông qua cuộc sống thực tế với tất cả mối QHXH hiện thực.
    Trong KTCT cũng như trong các KHXH nói chung, PP trừu tượng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, nó đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến tới bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và những QL phản ánh những bản chất đó.
    Vì không hiểu đúng PP trừu tượng hóa KH nên có ý kiến cho rằng: Các học thuyết KT của Mác thiếu tính thực tiễn do sử dụng nhiều giả định khi phtích. Thực ra, khi vận dụng một cách đúng đắn thì trừu tượng hóa là sức mạnh của tư duy KH, không làm cho tư duy xa rời hiện thực mà giúp hiểu rõ hiện thực ở cấp độ bản chất, hiểu QL vận động của hiện thực, điều mà nhận thức cảm tính không bao giờ có thể đạt được. VD để phát hiện bản chất của CNTB có thể và cần phải trừu tượng hóa, không tính đến SX HH nhỏ của những thợ thủ công và nông dân cá thể, mặc dù nó vẫn tồn tại ở mức độ nhiều hay ít trong mỗi nước TBCN. Tuy nhiên, không được bỏ qua QH HH - tiền tệ, nhất là không được bỏ qua việc chuyển SLĐ thành HH vì không có QH HH- tiền tệ và không có HH SLĐ thì cũng không tồn tại CNTB. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “Do Mác đưa ra các giả thiết khi ncứu đã làm cho các kết luận xa rời thực tế cuộc sống khiến chúng không còn mang tính KH” là ý kiến sai và đã được giải thích ở trên.
    Hai là, PP logic kết hợp với lịch sử: ngoài tồn tại, các quan hệ lôgic và lịch sử vẫn gắn liền với nhau. Bao giờ lôgíc cũng bắt đầu từ lịch sử và lịch sử là hiện thực của một lôgíc nhất định, do đó trong tư duy không thể tách rời chúng với nhau.
    QH logic đó là QH tất nhiên, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho QH đó. Lịch sử là hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng XH ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính QL. PP lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình KT qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. PP logíc lại đòi hỏi phải tìm ra cái chung cho mỗi sự phát triển đó. QH logíc là QH có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logíc nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của XH lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên KH. Điều này thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu của Mác về CNTB.
    Như đã biết TB thương nghiệp (TN) tồn tại từ lâu trước CNTB. Nhưng khi nghiên cứu CNTB, Mác không bắt đầu từ TBTN, sở dĩ như thế là vì đối tượng nghiên cứu của Mác là PTSX TBCN, mà trong lịch sử CNTB ra đời bằng hai cách: Một là, người SXHH nhỏ vươn lên thành nhà TB, hai là người thương nhân lúc đầu chỉ đón lấy SP thừa của người SX nhỏ, dần dần nắm lấy SX đầu tư xây dựng XN để đưa nhiều HH ra thị trường. Trong hai cách trên nhà TB đề đảm nhận cả SX và lưu thông. Sau này sự lớn lên của qui mô KD mới dẫn đến sự phân công XH xuất hiện loại nhà TB chuyên trách khâu lưu thông, tức là nhà TBTN. Chính vì vậy khi phân tích lôgíc, Mác đã giả định rằng TB công nghiệp là một thể thống nhất đảm nhiệm cả khâu lưu thông, dịch vụ tiền tệ, thanh toán. Rồi sau mới phân tích sự ra đời của TBTN, TB cho vay và tín dụng ngân hàng. Đây chính là biểu hiện của sự kết hợp chặt chẽ lôgíc và lịch sử.
    Ba là, PP thống nhất: về nguyên tắc phải thống nhất các khái niệm và phạm trù KT vì chúng là các yếu tố của mọi kết luận KH và nguyên lý KH. Do đó, chúng phải được hình thành và sử dụng một cách thống nhất, nhờ đó mà mang tính phổ biến.
    Ngoài ra còn sử dụng các PP mang tính kỹ thuật như phân tích, tổng hợp, thống kê XH học, toán học, lập biểu, đồ thị, sơ đồ, mô hình hoá . để thực hiện nghiên cứu KT
    Về những PP riêng của KTCT Mác – Lênin, là những PP triết học Mác - Lênin như CN DVBC và CN DVLS. PP này đòi hỏi phải có qđiểm khquan, trung thực, xxét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ thống, trong sự vận động và phát triển, có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét các hiện tượng và quá trình KT trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất.
    Như khi nghiên cứu PTSX, Mác đã vận dụng PP BCDV để phân tích: “Con người không thể tự ý lựa chọn QHSX nói chung và QHSH nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Kiểu QHSX-QHSH này hay kiểu QHSX-QHSH khác tùy thuộc vào tính chất và trđộ của LLSX XH”. Bất cứ một sự cải biến nào về mặt QHSH cũng đều là kquả tất yếu của việc tạo nên LLSX mới.
    LLSX quyết định QHSX, khi trình độ phát triển và tính chất của LLSX biến đổi thì sớm hay muộn QHSX cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, QHSX không hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại LLSX, QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi nó phù hợp với tính chất và trđộ của LLSX. Trái lại trở thành trói buộc, kìm hãm LLSX khi nó đã lỗi thời hoặc vượt trước không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX.
    Tóm lại, để nghiên cứu KTCT học Mác-Lênin cần có PP KH, tổng hợp nhiều PP, trong đó PP CNDVBC và CNDVLS là trọng tâm, kết hợp với các PP khác./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...