Tiểu Luận Trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm.

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tình hình tội phạm
    I. Các quan điểm về tình hình tội phạm

    Tội phạm học là ngành khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cữu về tội phạm hiện thức, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Khi nói đến vấn đề tình hình tội phạm thì có khá nhiều quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm. Mỗi một quan điểm đưa ra một ý kiến riêng để giải thích về tình hình tội phạm. Những quan điểm đó là:
    “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” (Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam; Nhà xuất bản chính trị quốc gia).
    “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội, pháp lý hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” (Giáo trình Tội phạm học của Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa).
    “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại tội phạm đã xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định” (Giáo trình Tội phạm học của Đại học quốc gia Hà Nội).
    “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính chất giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định” (Giáo trình Tội phạm học của Đại học Luật Hà Nội).
    “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” (GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...