Thạc Sĩ Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
    Trong lịch sử của các dân tộc thường có những bậc vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình, phản ánh ý chí nguyện vọng của các dân tộc và bằng ý chí hoạt động của mình đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của thời đại như: Mác, Ănghen, và Lê Nin là những con người như vậy.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều bí danh khác. Người sinh ngày 9 tháng 5 năm 1890 ỏ xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    Cả cuộc đời của Người đã cống hiến cho nền độc lập của dân tộc cho sự tự do của đất nước. Tư tưởng của Người là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn để đi đến những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
    Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã nêu rõ: “Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vân dụng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng xã hội, kêt hợp sức mạnh giải phóng dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân với sức mạnh, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về phát triển kinh tế văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân"
    Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư tưởng của Người không chỉ là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn là sự phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ là linh hồn tất thắng của cách mạng Viêt Nam.
    Chính vì tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh mà việc tìm hiểu về nguồn gốc của cơ sở tư tưởng là không thể thiếu. Việc xác định các nguồn gốc góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để hiểu bản chất chủ nghĩa Hồ Chí Minh , mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác- Lênin và các học thuyết chính trị xã hội khác. Trải qua một quá trình thảo luận lâu dài, đến nay nói chung đã có sự nhất trí về 3 nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở tư tưởng đó là: Những truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Về cơ sở tư thực tiễn: Thực tiến đất nước, thực tiễn thế giới.Bên cạnh đó còn có cơ sở về nhân tố chủ quan.
    Như vậy nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa trên 3 cơ sở cơ bản đó là: Cơ sở tơ tưởng, cơ sở thực tiễn và yếu tố khách quan.
    1. Cơ sở tư tưởng
    Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
    Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ rất sớm (khoảng 2700 năm). Trãi qua các thời kì dựng nước và giữa nước, đất nước Việt đã trở thành tổ quốc thiêng liêng của mỗi người dân Viêt Nam, tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước Chúng ta có truyền thống tự hào về lịch sử vẻ vang của thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng ấy, vì các vị ấy tiêu biểu của cả một dân tộc anh hùng”
    Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn của mọi người Việt Nam, công nhân yêu nước là cốt lõi cao nhất, là chuẩn mực nhất, đứng đầu bảng văn hoá giá trị thông tin ngưòi việt Nam. Đó cũng là sợi dây bền nhất gắn chặt mỗi người và cả dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Hồ Chí Minh trở thành nhà ái quốc vĩ đại . Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước là vốn quý.
    Bên cạnh đó tinh thần đoàn kết dân tộc cũng là truyền thống quý báu của dân tộc. Truyền thống này được hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc. Từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại sâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...