Tiểu Luận Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Lời mở đầu . 01
    PHẦN I: :LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 02
    I.Tổng quan về chính sách tiền tệ 02
    1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với chính sách tiền tệ 02
    2. Chính sách tiền tệ 03
    2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ . 03
    2.2. Phân loại chính sách tiền tệ 03
    2.3. Đặc điểm của chính sách tiền tệ 03
    2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ . 04
    2.4.1. Mục tiêu tiền tệ 04 2.4.2. Mục tiêu kinh tế . 05
    II. Các công cụ của chính sách tiền tệ . 06
    III. Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng
    kinh tế toàn cầu 08
    PHẦN II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN
    2008 -2010 . 09
    I. Chính sách tiền tệ năm 2008 10
    1. Bối cảnh chung năm 2008 . 10
    2. Biện pháp 10
    3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008 . 14
    II. Chính sách tiền tệ năm 2009 . 16
    1. Bối cảnh chung năm 2009 . 16
    2. Biện pháp 16
    3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2009 . 19
    III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2010 . 20
    1. Bối cảnh chung năm 2010 . 20
    2. Biện pháp 20
    3. Đánh giá Chính sách tiền tệ năm 2010 22
    PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI . 23
    KẾT LUẬN . 26


    Lời mở đầu

    Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế. Với những chủ trương, chính sách thể hiện tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” , đã giúp chúng ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các mối giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng lớn mạnh. Để ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng có lợi thì không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ. Trong chính sách điều tiết nền kinh tế mà chính phủ sử dụng thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng vai trò rất quan trọng. Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông, mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanh toán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Việc sử dụng CSTT như thế nào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọng mà NHNN cần hướng tới.
    Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam đã đối đầu với nhiều thách thức lớn từ trong nước và trên thế giới: lạm phát bùng nổ mạnh, kinh tế suy thoái nhanh chóng, sự tuột dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán và ảnh hưởng lớn từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nhưng chính phủ, NHNN có những biện pháp kịp thời, sáng tạo đã đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại ổn định và trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vực và thế giới. Có được thành công trên là do NHNN đã sử dụng rất kịp thời, đúng đắn, quyết liệt các công cụ CSTT phù hợp với từng điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kỳ .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...