Chuyên Đề Trình bày kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN.
    1 Kinh nghiệm chung:
    Trong vài chục năm qua nông nghiệp đô thị phát triển nhanh song song với quá trình đô thị hóa. Ở Hoa kỳ, từ 1980 đến 1990 nông nghiệp đô thị tăng 17%. Ở Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ cũng tăng mạnh.
    Trong 25 năm cuối của thế kỷ 20 trong thế giới đô thị hóa, xuất hiện một xu hướng ngược lại với quá trình tách rời giữa quá trình xây dựng đô thị hiện đại với nông nghiệp - công nghiệp hóa xảy ra từ thế kỷ 19. Chính sự phát triển của nông nghiệp đô thị đã hài hoà hai quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp hiện đại.
    Trong các năm 1970 nông nghiệp đô thị còn ít được chú ý. Ở một số nước châu Phi bắt đầu xây dựng các dự án nông nghiệp đô thị như ở Ghana, Zaire, Zambia với sự giúp đỡ của Pháp FOA, UNICEF. Sang các năm 1980 nhiều tổ chức phát triển của các nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhiều dự án ở châu Phi, Á, Mỹ Latin. Sang các năm 1990 thì phong trào nông nghiệp đô thị phát triển mạnh ở nhiều nước và bắt đầu phát triển cả ở các nước đã phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan. Nhiều tổ chức quốc tế về nông nghiệp đô thị ra đời, thúc đẩy việc nghiên cứu về vấn đề này. Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào phong trào này ngày càng đông từ thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của các nước có thể rút ra mặt tích cực của nông nghiệp đô thị: Đô thị có xu hướng phát triển với mật độ dân số thấp hơn trước nên có nhiều đất để làm nông nghiệp. Nông nghiệp đô thị có hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn nông nghiệp nông thôn, nhất là trong những ngành rau, thuỷ sản, gia cầm, lợn. Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển nhằm tạo an ninh thực phẩm, việc làm, môi trường còn ở các nước đang phát triển thì nhằm vào chất lượng cao.
    Theo các dự báo từ năm 1993 đến 2005, nông nghiệp đô thị tăng tỷ lệ tự túc thực phẩm từ 15% lên 33%, phần rau, thịt, cá, sữa dùng ở đô thị tăng từ 33 lên 50%, số nông dân ra đô thị sản xuất hàng hóa tăng từ 200 lên 400 triệu người. Công nghệ trong nông nghiệp đô thị bắt đầu phát triển nhanh và trong thời gian tới sẽ phát triển rất nhanh. Châu Á là một vùng có nhiều châu thổ đông dân. Vấn đề phát triển của các châu thổ này từ lâu đã là một đề tài mà nhiều ngành khoa học quan tâm. Vùng Nam và Đông Nam châu Á có hai loại châu thổ: Châu thổ đông dân (trên 300 dân một km[SUP]2[/SUP]), có 250.000km[SUP]2[/SUP] với 120 triệu dân và châu thổ thưa dân có 120.000 km[SUP]2[/SUP] với 10 triệu dân.
    Trong tương lai các châu thổ như châu thổ sông Hồng sẽ phát triển như thế nào. Dự đoán sự phát triển này thực ra rất khó. Dự đoán của P.Gourou vào các năm 1930 là: “Nếu người ta chấp nhận một suất dư là 15 trên 1000 thì dân số Châu thổ Bắc Kỳ sẽ là 13.000.000 khẩu vào năm 1984. Chúng tôi tin rằng số dư thực sự phải giữ mức giữa 10 và 15 trên 1.000 và nếu như không gì làm biến đổi tiến bộ của sự khai triển thì dân số vùng châu thổ sẽ lên tới 13.000.000 người giữa năm 1984 và 2001”. Trong thực tế vào năm 1998 dân số đã tăng lên đến 14,2 triệu người hay 947 người/km[SUP]2[/SUP] tức là đã tăng lên 2,2 lần. Dự báo về tăng dân số gần đúng nhưng mối lo của Gourou lại không xảy ra ở vùng châu thổ sông Hồng không những không giải quyết được đủ ăn mà còn dư thừa một ít để xuất khẩu.
    Tương lai của châu thổ này có thể hình dung ra được nếu chúng ta so sánh với các châu thổ còn đông dân hơn nữa của vùng Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc. Các châu thổ của vùng này có mật độ dân số còn cao hơn châu thổ sông Hồng nhưng đã rút lao động ra khỏi nông nghiệp nhiều hơn. Mặc dù vậy sản lượng nông nghiệp trên một đơn vị diện tích cao hơn ở sông Hồng 2-3 lần chủ yếu do phát triển chăn nuôi. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh cây trồng hàng hóa và chăn nuôi. Để phục vụ cho cơ cấu sản xuất ấy thì lương thực không đủ phải nhập thêm nhiều để phát triển chăn nuôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...