Tiểu Luận Trình bày kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam

    Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt, là chức năng nhà nước và xã hội đặc thù nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân sử dụng nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
    Sự cần thiết phải kiểm soát đối với hành chính nhà nước.
    Kiểm soát đối với hành chính nhà nước nhằm đảm báo pháp chế xã hội chủ nghĩa; đảm bảo chủ thể hành chính nhà nước thực hiện đúng thẩm quyền tránh tình trạng lạm quyền; đảm bảo giữ vững bản chất của nhà nước; giữ vững bản chất chế độ chính trị; đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước của chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
    Cơ sở của hoạt động kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước.
    Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta và khác về bản chất so với cách thức tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước tư sản. Trong bộ máy nhà nước không một cơ quan nhà nước nào trọn vẹn nắm một nhánh quyền lực nhà nước. Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước nằm trong mối liên hệ với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, đều chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan khác, hoặc của các tổ chức xã hội, công dân.
    Trong quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, các thiết chế xã hội để chống những biểu hiện lạm quyền, vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm và bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước, của xã hội.
    Ở nước ta, chức năng quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, có nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành các quyết định pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và điều hành các quá trình phát triển xã hội trên cơ sở và để thi hành pháp luật. Nói cách khác, bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật. Trong quá trình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh, thường xuyên, đúng đắn pháp luật nhằm duy trì một trật tự, kỷ cương và pháp chế. Vì vậy, bảo đảm pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là một yêu cầu thường xuyên. Thiếu nó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ bị rối loạn và không thể kiểm soát được dẫn tới tình trạng vô chính phủ.
    Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật, điều đó đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phải bị kiểm soát của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân, nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước không đối lập, không cản trở hoạt động đó, ngược lại làm cho nó trở nên trong sạch, lành mạnh và vững mạnh hơn.
    Mặt khác, pháp chế sẽ không được đảm bảo nếu kỷ luật Nhà nước cũng như kỷ luật lao động, kỷ luật trực thuộc trong hoạt động công vụ, kỷ luật tài chính, kỷ luật kế toán, kỷ luật trong hoạt động thông tin, văn bản . không được các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tình trạng thiếu kỷ cương, trật tự trong hoạt động của bộ máy hành pháp sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng pháp chế, tới việc thực hiện pháp luật của công dân. Vì vậy, việc kiểm soát nhằm đảm bảo kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước là tiền đề để bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
    Những hình thức cơ bản kiểm soát đối với hành chính nhà nước
    Hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát có nội dung, tính chất, đối tượng tác động, thủ tục tiến hành khác nhau. Mỗi loại hoạt động có vai trò, tác động xã hội nhất định, chúng phối hợp tạo thành công lực để củng cố pháp chế, trật tự pháp luật. Khi đánh giá về vai trò các loại hoạt động này V.I.Lênin viết: "Thống kê và kiểm tra là điều chủ yếu để bảo đảm sự hoạt động đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội", rằng: "kiểm tra con người và kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ trên thực tế luôn là mấu chốt của toàn bộ công tác, của chính trị".
    Kế thừa phát huy những luận điểm cơ bản đó của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới hoạt động kiểm tra, thanh tra. Cụ thể là Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết và văn bản pháp luật nhằm lãnh đạo và điều chỉnh hoạt động này.
    Để kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước, có nhiều hình thức khác nhau, sau đây là những hình thức cơ bản:
    Giám sát dùng để chỉ hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước, toà án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội. Như vậy, hoạt động giám sát chủ yếu thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc.
    Kiểm tra là khái niệm rộng được vận dụng theo hai hướng. Một là, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra một vấn đề cụ thể, việc thực hiện một quyết định quản lý hành chính nhà nước nào đó. ở đây, hoạt động kiểm tra thực hiện trong quan hệ trực thuộc. Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp
     
Đang tải...