Tiểu Luận Trình bày khái quát khuôn khổ pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cơ bản. Đưa ra nhận

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trìnhbày khái quát khuôn khổ pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trịcơ bản. Đưa ra nhận xét và đề xuất các biện pháp hoàn thiện.

    I. Nhóm quyền dân sự:
    1. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật
    Quyền này được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật", quy định này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực (Điều 5 BLDS; Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 1 LBCĐBQH; Điều 1 LBCHDDND năm 2003; Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005; Điều10 Luật Thương mại năm 2005; Điều 8 Luật tổ chức TAND; Điều 4 Luật TTHS; Điều 8 Bộ luật TTDS năm 2004 .) Bình đẳng được hiểu là sự đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa . không phân biệt thành phần và địa vị xã hội . Bình đẳng trước pháp luật là sự bình đẳng về các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân trước nhà nước, pháp luật và tòa án, là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.
    Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người, khuôn khổ pháp luật Việt Nam về quyền này còn một số hạn chế:
    Một là: Về chủ thể của quyền
    Theo Luật nhân quyền quốc tế, chủ thể của quyền này là mọi người, còn theo quy định tại Điều 52 Hiến pháp quy định là công dân. Như vậy, về phạm vi chủ thể của Luật nhân quyền quốc tế rộng hơn chủ thể của luật Việt Nam. Rõ ràng, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước; còn quyền công dân luôn bị bó hẹp trong mối quan hệ với nhà nước.
    Hai là: Về nội dung của quyền:
    Quyền này theo Luật nhân quyền quốc tế có nội hàm rộng hơn nội hàm quyền bình đẳng được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992.
    Nội hàm quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật được hiểu theo 3 khía cạnh: không bị phân biệt đối xử; được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật và có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Còn Điều 52 Hiến pháp 1992 chỉ quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
    Ba là: việc thực hiện quyền này trên thực tế thiếu hiệu quả.
    Vì để đưa quy định trong Hiến pháp vào thực hiện trong thực tế cần phải có nhiều điều kiện đảm bảo gồm: có đầy đủ các quy định của pháp luật; quá trình xây dựng luật phải minh bạch từ đầu vào đến đầu ra; hệ thống các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo hiệu quả; chế tài nghiêm minh; phương tiện truyền thông thông tin kịp thời việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người.
    Để hoàn thiện quy định này, cần sửa đổi Điều 52 Hiến pháp theo hướng quy định rõ ràng và cụ thể hơn theo Luật Nhân quyền quốc tế.
    2. Quyền sống (the rights to life)
    Trong pháp luật Việt Nam, quyền sống được quy định tại Điều 71 Hiến pháp 1992, quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Quy định này được tái khẳng định trong Điều 32 BLDS năm 2005; Điều 93 đến 122 BLHS quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
    Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình. Theo điều 35 BLHS “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định rất chặt chẽ về thủ tục để đảm bảo xét xử công khai, minh bạch và công bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số điều luật có khung hình phạt tử hình đã được giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong BLHS năm 1985 giảm xuống còn 29 điều trong BLHS năm 1999 và 25 điều như hiện nay). Xu hướng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu rút bớt những tội có khung hình phạt tử hình xuống thấp hơn nữa tiến tới một tương lai xóa bỏ hình phạt tử hình. Bản thân học viên cũng ủng hộ quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình ở nước ta.
    Về khía cạnh thứ hai của quyền sống, đó là việc đảm bảo các điều kiện tồn tại của con người, nhất là những đối tượng đặc biệt khó khăn. Việt Nam là nước vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu cho người dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội đã được thực hiện nhưng còn mang nặng tính hành chính, thiếu đồng bộ và thiếu tôn trọng quyền con người (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội .) Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam cao do hệ thống y tế thấp kém, thiếu đầu tư; đội ngũ cán bộ, nhân viên tham nhũng gây những bức xúc trong nhân dân nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.
    Vì vậy để người dân hưởng quyền này cần quy định khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam theo hướng quy định của Luật nhân quyền quốc tế.
    3. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
    Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được quy định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...