Tài liệu Trình bày khái niệm hình thức pháp luật?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hình thức pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là phương thức tồn tại thực tế của pháp luật.
    2. Hình thức pháp luật có 2 dạng:
    a. Hình thức cấu trúc ( hình thức bên trong) là những bộ phận cấu thành bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm:
    - Các nguyên tắc chung,
    - Hệ thống pháp luật
    - Các ngành luật,
    - Các chế định pháp luật,
    - Các quy phạm pháp luật : là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên hệ thống pháp luật
    b. Hình thức bên ngoài (còn gọi là nguồn của pháp luật ): là những cái chứa đựng bên ngoài của pháp luật, là sự thể hiện ra bên ngoài, dạng tồn tại trong thực tế của các quy phạm pháp luật
    Hình thức bên ngoài ( nguồn của pháp luật) có các dạng sau:
    - Tập quán pháp là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước thừa nhận một số tập quán đã tồn tại trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, và được nâng lên thành qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Hình thức này tồn tại ở nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản. ở Việt nam không coi tập quán pháp là nguồn của pháp luật.
    - Tiền lệ pháp, án lệ: Là các quyết định, cách giải quyết của của cơ quan hành chính, hoặc các cơ quan xét xử, được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu để giảI quyết cho những vụ việc tương tự về sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...