Tiểu Luận Trình bày khái niệm công chứng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề mấu chốt của hoạt động công chứng. Mặc dù công chứng với tư cách là một thể chế pháp lý đã hình thành ở nước ta khá lâu, từ những năm 1930 dưới thời Pháp thuộc (thời bấy giờ được gọi là chưởng khế), nhưng mãi cho đến năm 1987 thì thuật ngữ pháp lý “Công chứng” mới bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi.
    Theo Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp - một thông tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khai sinh hệ thống công chứng nhà nước ở Việt Nam, công chứng nhà nước được xác định là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945), khái niệm công chứng nhà nước được đưa ra ở Việt Nam, đánh dấu sự đổi mới về tư duy pháp lý, bước đầu đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế ở giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...