Tài liệu Trình bày khái niệm cơ cấu dân số? Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Trình bày khái niệm cơ cấu dân số? Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu.

    Trả lời:
    Cơ cấu dân số là sự phân chia dân số thành các bộ phận theo những tiêu chí nhất định, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, nghiên cứu sinh học.
    Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác (Khoản 3 điều 3 PLDS)
    Theo cách xác định trên, cơ cấu dân số nhằm phản ánh các đặc trưng của mỗi người dân và của toàn bộ dân số. Các đặc trưng về giới tính, độ tuổi phản ánh về nhân khẩu học, các đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn phản ánh về mặt kinh tế. Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hội nhằm phân loại tập hợp người theo các khía cạnh của đời sống xã hội.
    Trong thực tế, khi phân loại dân số theo các đặc trưng khác nhau với các mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng ta thường gặp khái niệm về cơ cấu dân số xã hội như cơ cấu giai cấp bao gồm địa chủ, phú nông, bần cố nông, tư sản, tiểu tư sản, dân sinh nghèothành thị, công nhân hoặc cơ cấu lực lượng sản xuất bao gồm nông dân, thợ thủ công, công nhân, cán bộ, công chức.
    Cơ cấu dân số phản ánh xu hướng nhân khẩu và phan ránh sự tiến bộ xã hội, đồng thời cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển và duy trì ổn định xã hội. Cơ cấu dấn số hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển duy trì sự ổn định xã hội. Ngược lại, mất cân đối về cơ cấu dân số thì sẽ tác động tiêu cực tơớiquaátrình phát triển kinh tế và gây mất ổn định trong xã hội.
    Cơ cấu dân số theo nam, nữ nhìn chung chênh lệch không nhiều. Nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới ở độ tuổi dưới 15; từ 65 tuổi trở lên nữ giới có tỷ lệ cao hơn hẳn nam giới. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở các nước đang phát triển nhìn chung là trẻ. tại các nước này tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi đạt mức kỷ lục vào thời kỳ 1975 – 1990, số lượng vị thành niên chiếm 45% dân số, hiện nay khoảng 43%; các nước phát triển 19%. Năm 1998 còn khoảng 71 quốc gia có trên 40% dân số dưới 15 tuổi.
    Tình trạng dân số trẻ ở các nước chậm phát triển là hệ quả cvủa mức sinh cao trong những năm trước đây. Năm 1998 thế giới có khoảng 1,05 tỷ người từ 15 đến 24. Ở các nước thuộc khu vực đang phát triển, số dân trong độ tuổi này đạt tỉ lệ cao nhất vào năm 1985 với 20,6% (769 triệu người), đến năm 1995 với 19,1% (863 triệu người), dự báo đến năm 2050 giảm xuống mức 14,1% (1,16 tỷ người). Ở các nước phát triển quá trình già hoá dân số có nguyên nhân chủ yếu do mức sinh thấp và tiếp tục giảm. Các yếu tố kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khoẻ, y tế cũng góp phần quan trọng làm kéo dài tuổi thọ của người dân ở các nước này.
    Vài thập kỷ đầu của thế kỷ 21, ở hầu hết các quốc gia sẽ diễn ra sự thay đổi nhân khẩu học dần đần từ dân số trẻ sang dân số già hơn. Số người già trên thế giới hiện tăng 9 triệu người mỗi năm (chiếm trên 10% số lượng dân số tăng mỗi năm) dự báo giai đoạn 2010 – 2015 số người già tăng mỗi năm ở mức 14,5 triệu người . Thời kỳ 2045 – 2050, khi dân số thế giới tăng 50 triệu người mỗi năm thì số người già tăng khoảng 21 triệu người, trong đó 97% ở các nước thuộc khu vực đang phát triển.
    Khi cuộc sống được kéo dài hơn, sức khoẻ tốt hơn, khả năng lao động vẫn được duy trì thì nhu cầu làm việc chính đáng của người cao tuổi cũng cần thoã mãn.
    Nghiên cứu cơ cấu dân số có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Quản lý về dân số tiến tới đạt được dân số hợp lý trong đó có cơ cấu dân số.
    Trong cơ cấu giới tính đạt được sự công bằng giữa giới nam và giới nữ, ở Việt Nam trong thời gian dài nữ nhiều hơn nam, do đó ta có thể dựa vào đó để xem xét phát triển kinh tế- xã hội cho phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do chiến tranh kéo dài. Hiện nay đang có sự cân bằng trở lại, tuy nhiên lại có chiều hướng ngược lại là nam nhiều hơn nữ, do sinh con ít, và muốn có người nối dõi. Nghiên cứu cơ cấu giới tính giúp ta điều chỉnh phát triển nền kinh tế- xã hội để phù hợp với tình hình của đất nước.
    Nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi, nó giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu nguồn lao động cung ứng cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và có hướng giải quyết những vấn đề nảy sinh do sự tăng nhanh của lực lượng lao động.
    Ở Việt Nam mỗi năm có thêm khoảng 1,39 triệu trẻ em. Nhà nước cần có chính sách đáp ứng nhu cầu giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em Bên cạnh đó cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức sinh thay thế. Tỷ lệ nam, nữ nhìn chung chệnh lệch không lớn. nữ giới VN có tuổi thọ bình quân 69 tuổi trong khi năm giới 64 tuổi. Chính sách dân số cũng như các chính sách xã hội khác cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ học vấn cho nữ giới, thực hiện bình đẳng đối với nữ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Việc nghiên cứu cơ cấu dân số giúp Chính phủ đề ra các chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình dân số của cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...