Chuyên Đề Trình bày hiện trạng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn hà nội 1991 - 2000?

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRÌNH BÀY HIỆN TRẠNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN HÀ NỘI 1991 - 2000?
    SOẠN:
    1. Tốc độ phát triển và cơ cấu kinh tế ngoại thành.
    - Trong 10 năm (1991 - 2000), kinh tế ngoại thành phát triển toàn diện và liên tục, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,65%/năm.
    - Kinh tế ngoại thành bước đầu đã có chuyển dịch bứt phá. Từ chỗ cơ cấu kinh tế năm 1990 là: Nông nghiệp - công nghiệp và TTCN - thương mại và dịch vụ, đến năm 2000 đã chuyển thành công nghiệp, TTCN - nông nghiệp - thương mại và dịch vụ (57,77% - 29,16% - 19,07%).
    - Sản xuất công nghiệp TTCN và xây dựng tăng bình quân 13,65%. trong đó riêng công nghiệp TTCN tăng bình quân 11,81%/năm
    - Sản xuất nông nghiệp thuỷ sản tăng bình quân 5,05%
    - Thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,34/năm.
    2.2.2 Phát triển nông lâm thuỷ sản
    2.2.2.1 Những thành tựu đạt được thời kỳ 1990 - 2000:
    - Kinh tế nông nghiệp của thành phố có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, từ chỗ tỷ trọng của ngành tròng trọt chỉ chiếm 64,68% (1990) giảm xuống còn có 58,72% (năm 2000), ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ có 35,32% tăng lên 39,02%.
    - Sản xuất trồng trọt từ năm 1990 - 2000 có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,45%/năm. Trong đó, hoa và cây cảnh có tốc độ tăng bình quân cao 49,25%/năm, cây lương thực có hạt tăng bình quân 28,65%/năm, cây ăn quả tăng bình quân 2,7 %/năm. Tỷ trọng của các nhóm cây trồng có sự chuyển dịch tích cực, nhóm cây hoa và cây cảnh tăng dần tỷ trọng trong sản xuất trồng trọt, nhóm cây ăn quả cũng tăng trong tổng cơ cấu.
    - Chăn nuôi và thuỷ sản trong thời kỳ này tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành đạt 8,4%/năm. Trong đó sữa bò tăng 27,5%/năm, lợn tăng bình quân 6,15%/năm, gia cầm tăng bình quân 7,65%/năm, trứng gia cầm tăng 12,2%, thuỷ sản tăng 7,25%/năm.
    - Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp trong suốt 10 năm quan không có sự thay đổi lớn giữa trồng trọt và chăn nuôi, nhưng các loại nông sản hàng hoá phát triển đa dạng theo yêu cầu của thị trường. Trong trồng trọt, các loại cây có chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm, rau cao cấp, rau an toàn, hoa và cây cảnh, quả có chất lượng cao vừa được khôi phục vừa tiếp thu các giống tiến bộ đưa nhanh vào sản xuất và đẩy nhanh khối lượng sản phẩm hàng năm.
    - Chăn nuôi và thuỷ sản cũng phát triển tương tự: Chăn nuôi gia cầm thuỷ sản và chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh. Các sản phẩm chăn nuôi cũng phát triển theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng như: Lợn nạc, gà thả vườn, gà siêu thịt, siêu trứng, bò lai sind, bò sữa năng suất, chất lượng sữa cao, cá chim trắng, tôm càng xanh đang phát triển mạnh
    - Nông nghiệp thủ đô đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản phẩm an toàn và nông sản sạch. Hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Vân Nội (Đông Anh); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Lĩnh Nam, Yên Mỹ của Thanh Trì Hình thành các vùng trồng hoa mới ở Tây Tựu - Thanh Trì, vùng cây ăn quả ở Từ Liêm Nông nghiệp của thủ đô bắt đầu hình thành nông nghiệp sinh thái bền vững kết hợp với du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...